[Hóa]- khó

P

pepun.dk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Cho quỳ tím vào các dung dịch :

[TEX]CH_3COOK, NH_4NO_3, K_2S, Zn(NO_3)_2, Na_2CO_3[/TEX]

Số dd làm đổi màu quỳ tím: (kể tên, giải thích :( )
A.4 B.6C.5 D.3
Cho mình hỏi thêm dạng tổng quát của hợp chất nào thì làm đổi màu quì tím

2. Cho các chất : propan, propin, 2,2-điclopropan, propan-2-ol, propan-1-ol, natriaxetat.
Số chất có thể điều chế ra axeton bằng 1 pư, viết PTHH
A.3 B.2C.4 D.5

3. Hợp chất hữu cơ X có ctpt [TEX]C_4H_8O_2[/TEX]. Cho X t/d [TEX]H_2[/TEX] (Ni,[TEX]t^o[/TEX]) ra ancol Y có khả năng hòa tan [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] ở [TEX]t^o[/TEX] thường . Số chất bền phù hợp của Y :
A.4 B.5C.6 D.3

Liệt kê hộ mình nhá

4.Cho hợp chất hữu cơ X ([TEX]C_4H_6O_2Cl_2[/TEX]) thõa mãn

X + NaOH(dư) --> NaCl + Y + Z
Y: muối hữu cơ
Z: chất hữu cơ có khả năng hòa tan [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] ở [TEX]t^o[/TEX] thường.

Số CTCT X phù hợp:
A.4 B.5C.6 D.3


Liệt kê hộ mình. Thanhs
 
H

hocmai.toanhoc

1.Cho quỳ tím vào các dung dịch :

[TEX]CH_3COOK, NH_4NO_3, K_2S, Zn(NO_3)_2, Na_2CO_3[/TEX]

Số dd làm đổi màu quỳ tím: (kể tên, giải thích :( )
A.4 B.6C.5 D.3

Chào em!
Muối làm đổi màu quì:
- Nếu muối tạo môi trường axit: (tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu) thì làm quì đổi sang màu đỏ.
- Nếu muối tạo môi trường bazơ: (tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh thì làm quì đổi sang màu xanh.
- Muối trung hòa (2 trường hợp còn lại).
Vậy Đáp án: C.5
 
H

heartrock_159

1.Cho quỳ tím vào các dung dịch :

[TEX]CH_3COOK, NH_4NO_3, K_2S, Zn(NO_3)_2, Na_2CO_3[/TEX]

Số dd làm đổi màu quỳ tím: (kể tên, giải thích :( )
A.4 B.6C.5 D.3

Hoá xanh :
- [TEX]CH_3COOK[/TEX] vì [TEX]CH_3COO^- [/TEX]là gốc acid yếu, [TEX]K^+[/TEX] lại là gốc bazơ mạnh --> tạo môi trường Bazơ.
- [TEX]K_2S[/TEX] vì [TEX]S^{2-}[/TEX] là gốc acid yếu
- [TEX]Na_2CO_3[/TEX] vì [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] là gốc acid yếu, [TEX]Na^+[/TEX] là gốc bazơ mạnh --> mt bazơ
Hoá Đỏ :
- [TEX]NH_4NO_3[/TEX] : Vì [TEX]NH^{4+}[/TEX] là gốc bazơ yếu [TEX](NH_4OH)[/TEX] , [TEX]NO_3^-[/TEX] là lại gốc acid mạnh --> mt acid
- [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] : [TEX]Zn^{2+}[/TEX] là gốc bazơ yếu vì nó lưỡng tính
 
P

pepun.dk

Chào em!
Muối làm đổi màu quì:
- Nếu muối tạo môi trường axit: (tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu) thì làm quì đổi sang màu đỏ.
- Nếu muối tạo môi trường bazơ: (tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh thì làm quì đổi sang màu xanh.
- Muối trung hòa (2 trường hợp còn lại).
Vậy Đáp án: C.5

Anh cho em hỏi thêm, là nó có cần liên quan gì đến khả năng điện li của các ion trong dd không ạ
 
H

heartrock_159

Anh cho em hỏi thêm, là nó có cần liên quan gì đến khả năng điện li của các ion trong dd không ạ

À, cách của mình thì làm cho nhanh dễ hiểu vậy thôi! ( cũng đúng đấy nhé)
Nhưng để giải thích cặn kẽ sẽ như sau:
vd:

[TEX]NH_4NO_3 ---> NH_4^+ + NO_3^-[/TEX]

[TEX]NH_4^+ ---> NH_3 + H^+ [/TEX]

[TEX]\Rightarrow H^+[/TEX] tạo ra môi trường [TEX]acid[/TEX]
 
P

pepun.dk



À, cách của mình thì làm cho nhanh dễ hiểu vậy thôi! ( cũng đúng đấy nhé)
Nhưng để giải thích cặn kẽ sẽ như sau:
vd:

[TEX]NH_4NO_3 ---> NH_4^+ + NO_3^-[/TEX]

[TEX]NH_4^+ ---> NH_3 + H^+ [/TEX]

[TEX]\Rightarrow H^+[/TEX] tạo ra môi trường [TEX]acid[/TEX]

[TEX]FeCl_2[/TEX]

Bạn giải thích thế nào, chắc là đỏ đúng ko( theo cách giải thích ở trên). Nhưng mình thấy cả 2 cực đều điện li hết rồi mới H2O mà
 
H

heartrock_159

[TEX]FeCl_2[/TEX]

Bạn giải thích thế nào, chắc là đỏ đúng ko( theo cách giải thích ở trên). Nhưng mình thấy cả 2 cực đều điện li hết rồi mới H2O mà
Thế này nhé:

[TEX]FeCl_2 ---> Fe^{2+} + 2{Cl^-}[/TEX]

[TEX]Fe^{2+} + {H_2O} ---> Fe(OH)^+ + H^+[/TEX]

Fe không phải là ion trung tính bạn ạ :)
 
B

boyvif

4.Cho hợp chất hữu cơ X () thõa mãn

X + NaOH(dư) --> NaCl + Y + Z
Y: muối hữu cơ
Z: chất hữu cơ có khả năng hòa tan ở thường.

Số CTCT X phù hợp:
A.4 B.5C.6 D.3


cau 4
C4H6O2Cl2
tính dc liên kết pi =1
do Z có khả năng tác dụng Cu(OH)2 ở t độ thường nên
TH1 Z là andehit thì pt
X + NaOH(dư) --> NaCl + Y + Z
phải có H2o
--->z là ancol đa chức kề nhau
vậy ctct phù hợp
Cl-COO-C-C(Cl)-C
COO-C-C(Cl)-C(Cl)
Cl-C-COO-C-C-Cl
---->
 
Last edited by a moderator:
P

pepun.dk

Các bạn kiểm tra lại hộ mình mấy câu tn này

5. Để phân biệt O3 và O2 không thể dùng:
A.PbS---------B.KI
C.C-----------D.Ag

6.Cho pư

2A (khí) + B2 (khí) --> 2AB (khí)
Thực hiện trong bình kín, khi áp suất tăng lên 4 lần thì tốc độ phản ứng:
A.tăng 32 lần---------B.Tăng 16 lần
C.tăng 64 lần---------D.giảm 2 lần

7. Liệt kê các dd có pH > 7 và < 7
NaHCO3, NaHSO4, NaNO3, NaHSO3,FeCl3, CuSO4

8.Cho các dd : NaOH, NaHCO3, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4

Nấu trộn các dd với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra
A.4-----------B.5
C.6-----------D.7

P/s: Đề không có đáp án nên ko biết ý nào đúng, mọi người chỉ rõ hộ mình nhá
( Máy nhà mình hỏng chuột, chỉ chỉnh trên bàn phím nên hơi khó đọc ^^)
 
P

pe_kho_12412

Các bạn kiểm tra lại hộ mình mấy câu tn này

5. Để phân biệt O3 và O2 không thể dùng:
A.PbS---------B.KI
C.C-----------D.Ag

mình chọn C tại vì các chất trên điều là các chất dùng để phân biệt giữa O2 và O3
cụ thể : O2 ko tác dụng với PbS , Ag trong khi đó O3 dễ dàng pứ.
O2 ko oxi hoá đk KI nhưng O3 lại oxi hoá dẽ dàng 9 cho ra hợp chất màu xanh)
 
A

ahcanh95

6.Cho pư

2A (khí) + B2 (khí) --> 2AB (khí)
Thực hiện trong bình kín, khi áp suất tăng lên 4 lần thì tốc độ phản ứng:
A.tăng 32 lần---------B.Tăng 16 lần
C.tăng 64 lần---------D.giảm 2 lần

7. Liệt kê các dd có pH > 7 và < 7
NaHCO3, NaHSO4, NaNO3, NaHSO3,FeCl3, CuSO4

8.Cho các dd : NaOH, NaHCO3, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4

Nấu trộn các dd với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra
A.4-----------B.5
C.6-----------D.7

P/s: Đề không có đáp án nên ko biết ý nào đúng, mọi người chỉ rõ hộ mình nhá
( Máy nhà mình hỏng chuột, chỉ chỉnh trên bàn phím nên hơi khó đọc ^^)

Bài 6: ta có CT với bài hóa này
k . [ A ] [TEX]^2[/TEX] . [ B ] .

nếu P ăng 4 lần => n tăng 4 lần => [ ] tăng 4 lần => tốc độ tăng 64 lần

Bài 7: PH < 7 : NaHSO4.

Còn lại PH > 7

Bài 8: D

1-2 ; 1-5 ; 2-3 ; 2-5 ; 3-4 ; 3-5 ; 4-5
 
D

domtomboy

câu 8:
theo các bt m làm thì đâu có p/u giữa BaCl vs NaHCO3 đâu?
b có thể giải thích giùm đk k?
 
A

ahcanh95

câu 8:
theo các bt m làm thì đâu có p/u giữa BaCl vs NaHCO3 đâu?
b có thể giải thích giùm đk k?

đề bài người ta hỏi là " số cặp có thể xảy ra "

có thể xảy ra => chỉ cần thêm đk nhiệt độ là p/ứ giữa BaCl2 và NaHCO3 sẽ xảy ra chứ ở dk nhiệt độ thường thì ko xảy ra thật

theo mình là thế đó.

:khi (75)::khi (75)::khi (75)::khi (75)::khi (75):
 
H

heartrock_159

Theo mình câu 8 chỉ có 6 pư xảy ra thôi:

BaC2 vs NaHCO3 chỉ pư khí có nhiệt độ ( NaHCO3 --> Na2CO3 + CO2 + h20) mà để thi kêu trộn.
 
Last edited by a moderator:
P

pe_kho_12412

hình như t đọc ở đâu đó có pứ :

[TEX]NaHSO_4 + BaCl_2 -> BaSO_4 + NaCl + HCl[/TEX] :(
 
Top Bottom