Chương 7
tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
A. Tóm tắt lí thuyết
I - Tốc độ phản ứng hoá học
1) Khái niệm về tốc độ phản ứng hoá học
- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất trong các phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Trong đó theo quy ước : nồng độ theo mol/lít, thời gian có thể là giây (s), phút (ph), giờ (h) …
Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm.
- Tốc độ trung bình của phản ứng hoá học là tốc độ biến thiên trung bình nồng độ của một chất trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Thí dụ : Xét phản ứng aA ( bB
Nếu tính tốc độ phản ứng theo chất A : ở thời điểm t1 chất A có nồng độ C1 mol/lít, ở thời điểm t2 chất A có nồng độ C2 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng là :
Còn nếu tính tốc độ phản ứng theo chất B : ở thời điểm t1 chất B có nồng độ C1’ mol/lít, ở thời điểm t2 chất B có nồng độ C2’ mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng là :
Để tốc phản ứng là đơn giá trị người ta sử dụng biểu thức :
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- ảnh hưởng của nồng độ : Khi tăng nồng độ của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. Vì khi nồng độ tăng dẫn đến mật độ các chất phản ứng tăng nên tần số va chạm tăng và số va chạm hiệu quả tăng.
- ảnh hưởng của áp suất : Đối với các phản ứng hoá học có chất khí tham gia thì khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng. Khi áp suất tăng, mật độ các chất khí tăng, dẫn đến tăng số va chạm giữa các chất và tăng số va chạm hiệu quả.
- ảnh hưởng của nhiệt độ : Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng vì tốc độ chuyển động của các phân tử tăng dẫn đến tăng tần số va chạm giữa các chất phản ứng và tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh.
- ảnh hưởng của diện tích bề mặt : Đối với các phản ứng hoá học có chất rắn tham gia thì khi tăng diện tích bề mặt, tốc độ phản ứng tăng, do diện tích bề mặt chất rắn tăng nên số lần va chạm của các chất khác lên phân tử chất rắn tăng.
- ảnh hưởng của chất xúc tác : Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.
- ảnh hưởng của chất ức chế phản ứng : Chất ức chế phản ứng là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.
- ảnh hưởng của các yếu tố khác : Môi trường phản ứng, tốc độ khuấy trộn …
II - Cân bằng hoá học
1) Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học
a) Phản ứng một chiều : Là phản ứng trong đó các sản phẩm phản ứng không tác dụng được với nhau để tạ