hoa hoc

A

autumns_gust

Chà! Bạn hỏi toàn những vấn đề thuộc dạng khó nhất của hoá hữu cơ không.
Những nội dung bạn hỏi rất là rộng, mình không nghĩ là có thể trình bày 1 cách ngắn gọn mà vẫn dễ hiểu.

Riêng mình thì khi viết đồng phân mình thường làm theo cách bược sau
1. Tính độ bất bão hoà
2. Chọn nhóm chức (có thể đơn chức, đa chức, tạp chức) sau đó dựa vào nhóm chức tính độ bất bão hoà của mạch cacbon
3. Viết các cấu trúc mạch cacbon
4. Viết các liên kết bội
5. Đưa nhóm chức/nhóm thế
6. Loại bỏ các trường hợp không tồn tại hay chất không bền (nếu chất không bền thì nó sẽ thành 1 chất khác mà chắc chắn mình đã viết rồi nên chỉ cần gạch bỏ thôi)
7. Xét đồng phân hình học
8. Đếm

Bạn nên hỏi cụ thể những chất hay công thức nào đó thì may ra còn có người giúp bạn, chứ bạn hỏi thế này thì mình nghĩ giáo viên cũng không có khả năng giúp bạn đâu.

Mình có 1 bài làm từ 2 tháng trước rồi mà giờ vẫn không có tinh thần để mà làm tiếp.
Số đồng phân có công thức phân tử là C6 H12 O2
Bước 1: k=1 (dễ ợt ....... khoái chí)
Bước 2: axit, este, andehit + ancol, andehit + ete, xeton + ancol, xeton + ete, ancol + ete, 2 ancol, 2 ete
Bước 3: viết mạch hở với mạch chính 6C, 5C, 4C, mạch vòng vòng 6C, 5C, 4C, 3C
Bước 4: đưa liên kết bội vào mạch hở
Bước 5 đang làm giữa chừng thì té xỉu.

Hiệu ứng cảm nói một cách đơn giản là sự hút đẩy electron do các nguyên tố khác nhau tạo nên, mà liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị (dùng chung cặp electron).
Ví dụ như lý do tại sao brom thế có chọn lọc hơn clo, khi có cả clo và brom thì sản phẩm thế clo thường nhiều hơn sản phẩm thế brom ............ quy tắc mac-côp-nhi-cốp cũng từ hiệu ứng cảm mà ra, xét công thức CH3-CH2-CH(CH2-CH3)- CH2-CH3 (3-etylpentan). CH3- là nhóm đẩy e (kí hiệu là +I), sẽ đẩy electron vào -CH2- mà -CH2- cũng đẩy e nên 3 nhóm CH3-CH2- sẽ đẩy e vào cacbon ở giữa. Đều này giải thích vì sao Br (độ âm điện khoảng 2,8) lại chủ yếu tập trung thế vào hidro ở C bậc cao
1. bản thân Hidro đã thường là đẩy e, bị 3 nhóm kia "ăn hiếp" làm cho liên kết của H này với C yếu hơn hẳn nên dễ đứt ra hơn. (ở đây mình không xét tới vụ hidro linh động khi trong nước nhá, hiện mình chỉ xét mỗi cái chất đó thôi không có ảnh hưởng của bên ngoài).
2. Brom có độ âm điện cao nên sẽ có xu hướng hút e nhiều hơn thế nên sẽ tấn công vào H của C bậc cao và khi hình thành liên kết sẽ bền hơn khi hình thành liên kết với các C còn lại.

Nếu bạn cảm thấy cần thiết để tìm hiểu những vấn đề này thì hoàn toàn có thể nhờ google giúp thêm, còn nếu không thì cứ làm bài tập nhiều chắc chắn sẽ nhớ dù chẳng hiểu tại sao, giáo viên nào cũng nói rằng "hiểu mới nhớ được", nhưng mà mình không nghĩ vậy, bạn nhớ rồi thì mới có cơ hội để hiểu sâu, nhớ lâu hơn :).
Bạn có thể tìm hiểu thêm trong cuốn cơ chế phản ứng hữu cơ.
 
Top Bottom