Hóa Hóa học xung quanh ta

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon12 Sau một hồi lười biếng, Linh lại quay lại với các bạn, cùng các bạn tìm hiểu nhiều hơn về Hóa học :D
Topic này được tạo ra nhằm bổ sung kiến thức thêm cho các bạn sau khi học xong các bài trên lớp ^^
Chủ yếu là dựa trên kiến thức lớp 9 và được mở rộng ra nhưng mà các bạn có thể bổ sung kiến thức của mình nhiều hơn đó :rongcon25
Ta cùng nhau tìm hiểu nào
QooBee_35.gif

___________________________________
Câu 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Giải thích:
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí [tex]SO_{2},NO,NO_{2}[/tex] ,…Các khí này tác dụng với oxi [tex](O_{2})[/tex] và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] và axit nitric [tex]HNO_{3}[/tex] .

[tex]2SO_{2}+O_{2}+2H_{2}O\rightarrow 2H_{2}SO_{4}[/tex]
[tex]2NO+O_{2}\rightarrow 2NO_{2}[/tex]
[tex]4NO_{2}+O_{2}+2H_{2}O\rightarrow 4HNO_{3}[/tex]
Axit [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] và [tex]HNO_{3}[/tex] tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là [tex]CaCO_{3}[/tex] ):
[tex]CaCO_{3}+H_{2}SO_{4}[/tex] → [tex]CaSO_{4}+CO_{2}[/tex] ↑ [tex]+H_{2}O[/tex]
[tex]CaCO_{3}+2HNO_{3}[/tex] → [tex]Ca(NO_{3})_{2}+CO_{2}[/tex] ↑ [tex]+H_{2}O[/tex]

Câu 2: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?


Giải thích:
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
[tex]CaO+H_{2}O[/tex] →[tex]Ca(OH)_{2}[/tex]
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Câu 3: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ ?

Giải thích:
Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ [tex]pH[/tex] của dung dịch thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có [tex]7[/tex] % axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm.

Câu 4: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?

Giải thích:
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng [tex]0,0001[/tex] đến [tex]0,001 mol/l[/tex] (có độ [tex]pH[/tex] tương ứng với là [tex]4[/tex] và [tex]3[/tex] ). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn [tex]0,0001 mol/l (pH>4,5)[/tex] người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn [tex]0,001 mol/l (pH<3,5)[/tex] người ta mắc bệnh ợ chua.

Câu 5: Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?

Giải thích:
Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.


____________________________________________
Mỗi tuần mình đăng 2 lần : mỗi tối 20h00 thứ 3thứ 6 nhé! ;)

Hẹn gặp lại các bạn vào thứ 3 tuần sau :rongcon29
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Câu 6: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?

Giải thích:
Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng khác) có axit hữu cơ tên là axit formic ([tex]HCOOH[/tex] ). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Câu 7: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?

Giải thích
: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho
nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì [tex]Ca(OH)_{2}[/tex] nhanh chóng
khô và cứng lại vì tác dụng với [tex]CO_{2}[/tex] trong không khí theo phương trình:
[tex]Ca(OH)_{2}[/tex] [tex]+CO_{2}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]CaCO_{3}+H_{2}O[/tex]
Câu 8:
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?

Giải thích:

Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối [tex]Ca(HCO_{3})_{2}[/tex] , [tex]Mg(HCO_{3})_{2}[/tex] . Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :
[tex]Ca(HCO_{3})_{2}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]CaCO_{3}+CO_{2}+H_{2}O[/tex]
[tex]Mg(HCO_{3})_{2}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]MgCO_{3}+CO_{2}+H_{2}O[/tex]
CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm ([tex]CH_{3}COOH[/tex] [tex]5[/tex] %) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Vì sao muối [tex]NaHCO_{3}[/tex] được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Giải thích:

Trong dạ dày, có chứa dung dịch [tex]HCl[/tex] . Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch [tex]HCl[/tex] cao làm dạ dày bị bào mòn. [tex]NaHCO_{3}[/tex] dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch [tex]HCl[/tex] có trong dạ dày nhờ phản ứng:
[tex]NaHCO_{3}+HCl[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]NaCl+CO_{2}+H^{2}O[/tex]
Câu 9:
Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?

Giải thích
:
Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ
bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Muối ở biển có từ đâu ?

Giải thích
: Các con sông, suối, …Các dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại dương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian, trong đó nhiều nhất là [tex]NaCl,MgCl_{2}[/tex] và một số ít muối khác tạo nên muối biển.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên.

Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn ([tex]NaCl[/tex] )?

Giải thích:

Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất [tex]1at[/tex] là [tex]100^{\circ}C[/tex] , nếu ta thêm [tex]NaCl[/tex] thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch [tex]NaCl[/tex] loãng) là [tex]>100^{\circ}C[/tex] . Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Hello mọi người nha ^^
Linh thật sự xin lỗi hôm thứ 3 Linh lại lỡ hẹn với mọi người :< Bài nhiều quá mà :D
Hôm nay tiếp tục chủ đề gì ta? Cùng đi thôi nào
QooBee_35.gif

______________________________________________
Câu 10: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Câu 11:
Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?

Giải thích:
Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2 Tia lửa điện 2 NO
Sau đó 2NO + O2 2NO2
Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:
NO2 + H2O + O2 HNO3
HNO3 H+ + NO3+
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.

Câu 12: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?
Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.

Câu 13: Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Giải thích :
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.

Câu 14: Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?
Giải thích:
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.
Hg + S HgS
Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.

Câu 15: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Giải thích:
Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.
4 Ag + O2 + 2 H2S 2Ag2S + 2 H2O
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.

_______________________________________

Mỗi tuần mình đăng 2 lần : mỗi tối 20h00 thứ 3 thứ 6 nhé! ;)

Hẹn gặp lại các bạn vào thứ 3 tuần sau :rongcon29
____________________________________________

P.s: Nếu tuần sau mình không đăng thì cho Linh xin lỗi nhé! Tại sắp thi rồi ^^
___________________________________
Thank you for reading!
:Tonton18
 
Top Bottom