Hóa 12 [HÓA HỌC VUI] HỒ NƯỚC CÓ MÀU HỒNG ?

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hồ nước có màu hồng, tại sao không ?
imageSrc.adapt.414.medium.jpg

Hồ Hillier - Australia
anna-everywhere-mexico-pink-lake-1024x683.jpg

Hồ Las Coloradas - Mexico​
Có khá nhiều nơi xuất hiện hồ có màu hồng tự nhiên mà không phải sản phẩm do Photoshop thực hiện.
Hồ chỉ màu hồng trong mùa hè đến cuối thu (không biết lúc nào sẽ mất màu, và cũng không biết các năm sau có còn không). Rất nhiều bạn trẻ và khách du lịch đến đây để ngắm nhìn hồ nước đặc biệt này.
Vậy câu hỏi được đặt ra là : Tại sao hồ có màu hồng ?
Do gặp nhiệt độ cao thích hợp, nhiều ánh sáng mặt trời, thiếu nước mưa, trong hồ nước mặn này có loại tảo. Loại tảo này khi đó sản sinh ra β-Carotene là một hợp chất hữu cơ với màu đỏ-cam mạnh, chúng có phong phú ở thực vật và trong trái cây.
60071865_642097066262439_3432885248508035072_o.png

β-Carotene​
Chất này không bị coi là độc cho hệ sinh vật ở khu vực. Tuy nhiên do nồng độ muối cao, có thể kích ứng da người nên giới hữu trách khuyên không nên chạm vào nước. Đến cuối thu, khi nhiệt độ giảm và có lượng nước mưa tăng lên thì hồ sẽ về lại màu nước xanh bình thường.
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
Cho em hỏi anh cái là tại sao khi ăn sắn thường phải ăn chung với đường hoặc mật ạ. Em nghe là trong sắn có HCN gây độc phải không?
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Cho em hỏi anh cái là tại sao khi ăn sắn thường phải ăn chung với đường hoặc mật ạ. Em nghe là trong sắn có HCN gây độc phải không?
Đường ta hay ăn là saccharose, khi ăn sắn ăn chung với đường sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc HCN có trong củ sắn do khi saccharose đi vào dạ dày sẽ bị thủy phân thành glucose, HCN gặp glucose sẽ phản ứng ở nhóm chức aldehyde của glucose, tạo ra hợp chất glucose cyanohydrin. Hợp chất này dễ bị thủy phân thành carboxylic acid tương ứng và NH3 làm trung hòa độc tố.

CHEN12075903-1.png

Thủy phân thành carrboxylic acid : upload_2019-5-14_0-9-57.png
 
Top Bottom