Hóa 12 [HÓA HỌC ỨNG DỤNG] HÓA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ỨNG DỤNG HÓA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
+ Từ lâu ông cha ta đã bảo quản thực phẩm bằng cách treo ở trong bếp do khói bếp có tác dụng sát trùng, phòng thối và chống oxy hóa do formadehit HCHO mang lại
+ Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng etylen làm những quả khác chín nhanh hơn.
+ Chuột ăn phải bả thường chết ở gần nơi có nước vì một trong những loại thuốc diệt chuột là kẽm phosphua, sau khi chuột ăn phải sẽ bị khát nước (do tính thủy phân mãnh liệt của kẽm phosphua) và khi đó tạo ra chất khí rất độc (PH3) giết chết chuột.
+ “Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người. Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.
+ Để khử khí Clo độc trong phòng thí nghiệm, người ta xịt khí NH3 do khí này gặp Clo tạo NH4Cl, hơn nữa NH3 nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay đi.
+ Phích nước, ấm đun nước lâu dần có lớp cặn. Để làm sạch lớp cặn này, cách đơn giản là dùng giấm ăn do axit CH3COOH có trong giấm ăn làm tan được cặn (thường là CaCO3, MgCO3).
+ Hỗn hợp etylen glicol, glycerin hay rượu và nước do có nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào nhiên liệu động cơ để không bị chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp. Một kiến thức hay
+ “Viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt ! Lí do là vì trong viên sủi có một ít bột NaHCO3 và bôt axit hữu cơ như axit citric. Khi viên sủi găp nước tạo ra dd axit,dd axit tác dụng với NaHCO3 sinh ra khí CO2. Khí này thoát ra khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí.
+ Khí CO2 được dùng dập tắt đám cháy vì khí này nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí.
+ Khí Ozone O3 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người tránh các tia tử ngoại nhờ tầng Ozone dày đặc . Tuy nhiên Ozone ở tầng đối lưu lại là chất gây ô nhiễm, gián tiếp góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính do CO2 gây ra.
+ Đã có một số trường hợp tử vong do ủ than trong nhà đóng kín cửa. Đó là nồng độ khí CO sinh ra từ bếp than ủ kín trong phòng quá mức cho phép. Khí này kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào, dẫn đến tử vong.
+ Trong các hang động có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ và rất đẹp. Đó chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí cacbonic trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào trong hạng động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn. Quá trình này xảy ra lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau. Đúng là : “Nước chảy đá mòn” :
CaCO3 + H2O + CO2 —> Ca(HCO3)2
+ Thủ phạm các vụ nổ mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than
CH4 + O2 —> CO2 + H2O
+ Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
+ Vôi sống CaO để lâu ngoài không khí bị vón cục, không tan trong nước do khí cacbonic trong không khí tác dụng với CaO:
CaO + CO2 —> CaCO3
+ Nước javel để lâu ngoài không khí sẽ giảm tác dung tẩy màu, do NaClO bị phân hủy thành NaCl và NaClO3
NaClO –> NaCl + NaClO3
+ Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ thấy có mùi khét do protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
+ Khi đun nóng lòng trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra kết tủa protein.
+ Các đồ vật bằng nhôm thường rất bền do có lớp Al2O3 hay Al(OH)3 bảo vệ
+ Trong các cây bút mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị vón cục
+ Các nhà máy xí nghiệp thải các khí như H2S , SO2 thường xử lí bằng cách đốt hai khí với nhau để tạo ra lưu huỳnh không gây ô nhiễm môi trường.
+ Để điều chế giấm người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí
+ Để làm bức tranh sơn cổ (đen) trở lại bình thường người ta dùng H2O2 để làm trắng lại
PbS + H2O2 –> PbSO4 + H2O
+ Đồ dùng bằng bạc bị đen do oxi trong không khí oxi hóa. Để làm trắng sáng lại hiện tượng bạc đen trên ta cho đồ dùng này vào H2O2 . Ngoài ra có thể dùng NH3 khi bị oxi hoá bởi lưu huỳnh
H2O2 + Ag2O –> Ag + H2O + O2
+ Người ta thường ngâm rau bằng thuốc tím pha loãng do có oxi nguyên tử khi hòa tan vào nước có tính sát khuẩn mạnh.
+ Trong y tế thường dùng nước oxi già để rửa vết thương do nó có tính oxi hóa mạnh.
+ Hơ con dao ướt trên ngọn lửa, dao sẽ có màu xanh: Ở nhiệt độ cao, sắt tác dụng với nước tạo oxit sắt từ lấp lánh màu lam.
+ Khi đốt, pháo sẽ nổ đùng đoàng, do pháo chứa lượng lớn thuốc nổ. Thành phần chính của thuốc nổ chủ yếu là lưu huỳnh, than gỗ, diêm tiêu. Khi cháy, than gỗ, lưu huỳnh, diêm tiêu tác dụng với nhau sinh ra năng lượng lớn cùng nhiều chất khí như nito, CO2. Thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần nên lớp vỏ quả pháo bị nổ rất mạnh.
+ Clo có khả năng diệt khuẩn: Khi clo hoà tan vào nước tạo axit hypocloric không bền. Khi gặp ánh sáng hoặc nhiệt, axit này tạo oxi mới sinh. Các vi khuẩn gặp oxi mới sinh, các chất khử bên trong chúng bị phân huỷ, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. KMnO4 cũng có tính chất này nên cũng dùng để diệt khuẩn
+ Bột tẩy trắng có khả năng tẩy trùng: bột này có thành phần quan trọng là clorua vôi. Trong không khí hoặc axit, clorua vôi tạo axit hipocloric, axit này tạo oxi mới sinh, có khả năng tẩy trùng
+ Cây họ Đậu cố định đạm: Trong rễ cây họ đậu có vi khuẩn chứa enzim cố định đạm. Enzim này chứa protein Fe và protein Fe-Mo. Phân tử N2 kết hợp với phân tử protein Fe-Mo thành một hợp chất, sau đó protein Fe nhận điện tử từ N trong protein Fe-Mo, qua quá trình này, nito bị khử thành ion N3+, kết hợp với hidro tạo phân tử NH3.
+ Hoá chất hay dược liệu đựng được trong bình màu nâu: ánh sáng có tác dụng hoá học lên nhiều chất, dược liệu sẽ bị ảnh hưởng
+ Bọc phim sống bằng giấy đen: phim sống được tráng một lớp bạc bromua nhạy cảm với ánh sáng. Khi có ánh sáng chiếu vào nó sẽ bị phân huỷ
+ Ở chỗ mối hàn, kim loại dễ bị gỉ: hiện tượng ăn mòn điện hoá học thường xảy ra ở chỗ nối hai kim loại
+ Than ướt cháy tốt hơn than khô: trong phân tử nước chứa 2 ng tử H và 1 ng tử O. Khi nước gặp than bốc cháy, oxi trong nước bị C chiếm mất, sinh ra CO và H2 cháy tốt hơn than khô.
+ Hầm chứa rau làm ngạt thở chết người: thực vật hô hấp sinh ra CO2, tích tụ lâu trong hầm gây ngạt thở cho người đi vào.
+ Nước không cháy: Nước là sản phẩm cuối cùng của sự cháy giữa hidro và oxi thì sao cháy được nữa
+ Băng khô: không phải là băng là mà là do CO2 đông lại mà thành, dễ tạo khói dùng trong kĩ thuật điện ảnh
+ Bóng đèn điện dùng lâu bị đen: Khi vonfram nóng sáng, một phần nhỏ bốc hơi bám vào thành thuỷ tinh của bóng đèn
+ Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin. Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen
+ Dùng đồ bạc đựng thức ăn khó bị ôi: Khi bạc tiếp xúc H2O, một phần nhỏ Ag tan vào nước tạo ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
+ Mực xanh đen khi viết được một lúc biến thành đen: Mực xanh đen chứa tanin, axit galic, sắt (II) sunfat, một ít axit sunfuric, phenol, chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II) tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III) tanat màu đen, khó phai.
+ Tranh sơn dầu vẽ tuyết để lâu bị đen: Màu tuyết trắng của tranh sơn dầu là bột phấn chì II oxyt. PbO tác dụng chậm với hidrosunfua trong không khí tạo PbS màu đen.
+ Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp: Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương pháp sơn xì để phủ một lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng một lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao phân tử gây tổn hại xe.
+ Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít metylic. Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc nghiêm trọng.
+ Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ nguyên liệu khác nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho kích thước hạt ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
321
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
+ Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Anh có thể giải thích kĩ hơn đoạn này được không ạ, với lại H2SO4 ở đâu ra thế ạ o_O
 
  • Like
Reactions: Shirayuki_Zen

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
  • Like
Reactions: Shirayuki_Zen
Top Bottom