Hóa Hóa học là một điều kỳ diệu trong đời sống (Part 2)

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon12 Sau một thời gian, chúng ta lại quay trở lại với : "Hóa học là một điều kỳ diệu trong đời sống"


_______________________________________
1. Vì sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm tro bếp?
Trả lời: Để cung cấp đủ kali, trong tro bếp có [tex]K_2CO_3[/tex] .
2. Vì sao các cụ ngày xưa thường dùng nước tro để ninh xương?
Trả lời: [tex]K_2CO_3[/tex] trong tro bếp tác dụng với muối canxi trong xương sinh ra hợp chất kết tủa [tex]CaCO_3[/tex] làm cho xương chóng nhừ.
3. Vì sao cồn Iot để lâu, khi bôi lên vết thương sẽ gây xót?
Trả lời: Cồn iot là một dung dịch iot tan trong cồn (cồn là dung môi), mà cả cồn và iot đều có tính khử trùng và kích thích rất mạnh nên gây cảm giác xót, tuy nhiên nó không gây hại và cảm giác đau cũng không kéo dài. Không nên bôi cồn iot vào những vết thương hở.
4. Vì sao khi ăn cháy cơm ở đáy nồi (trừ nồi cơm điện có lớp chống dính ra) thì có vị ngọt hơn so với cơm thường?
Trả lời: Vì cơm trong cơm cháy có đường tạo thành, còn cơm không cháy thì chỉ có tinh bột thôi.

5. Vì sao [tex]NH_4HCO_3[/tex] và [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] khi nhiệt phân đều cho nhiều khí [tex]NH_3[/tex] , [tex]CO_2[/tex] và [tex]H_2O[/tex] nhưng người ta chỉ dùng [tex]NH_4HCO_3[/tex] (còn gọi là bột khai) làm bột nở?
Trả lời: [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] khi phân hủy cho lượng [tex]CO_2[/tex] bằng [tex]NH_4HCO_3[/tex] , nhưng lượng [tex]NH_3[/tex] (mùi khai) thì nhiều hơn nên rất khó ngửi.
Khi phân hủy [tex](NH_4)_2CO_3[/tex]:
[tex](NH_4)_2CO_3 \rightarrow 2NH_3 + CO_2 + H_2O[/tex]
=> 1 mol [tex](NH_4)_2CO_3[/tex] cho 2 mol [tex]NH_3[/tex] và 1 mol [tex]CO_2[/tex] .
Khi phân hủy [tex]NH_4HCO_3[/tex]:
[tex]2NH_4HCO_3 \rightarrow (NH_4)_2CO_3+CO_2+ H_2O[/tex]
sau đó:
[tex](NH_4)_2CO_3 \rightarrow 2 NH_3 + CO_2 + H_2O[/tex]
[tex]NH_4HCO_3 \rightarrow NH_3 + CO_2 + H_2O[/tex]
=> 1 mol [tex]NH_4HCO_3[/tex] cho 1 mol [tex]NH_3[/tex] và 1 mol [tex]CO_2[/tex] .
Tác dụng của bột nở (bột khai) là khi phân hủy do tác dụng của nhiệt (từ lò nướng) thì các chất trong bột nở ([tex]NH_4HCO_3[/tex]) bị phân hủy sinh ra các chất khí ([tex]NH_3[/tex] và [tex]CO_2[/tex]), các khí này thoát ra từ trong lòng chiếc bánh, làm cho chúng nở to ra, tạo ra các lỗ xốp khiến bánh mềm, dễ ăn.
Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều thì tạo mùi khai (do [tex]NH_3[/tex]). Khắc phục rất đơn giản: nếu bánh làm ra bị khai (do [tex]NH_3[/tex]) thì chỉ cần cho vào lò vi sóng (micro-wave), để chế độ làm tan băng là bật máy lâu lâu một chút là ổn, [tex]NH_3[/tex] sẽ thoát ra hết.
6. Khi 1 thùng đựng xăng đầy ắp và có 1 thùng đựng xăng không đầy bị cháy thì trường hợp nào nguy hiểm hơn? Tại sao?
Trả lời: Thùng đựng không đầy xăng nguy hiểm hơn vì trong thùng này còn khoảng trống chứa không khí, áp suất tăng cao đột ngột (do các khí sinh ra khi xăng cháy) sẽ làm nổ bình xăng này mạnh hơn.

7. Tại sao que diêm đang cháy đem ra ngoài chỗ thoáng lại bị tắt còn thanh củi thì ngược lại?
Trả lời: Vì que diêm có ngọn lửa quá nhỏ, khi đem ra chổ thoáng, các chất oxi hóa trên đầu nó cháy hết, lại bị gió thổi nên tắt. Còn thanh củi có ngọn lửa lớn, đem ra chổ thoáng thì lượng khí oxi tăng nên cháy càng mạnh, gió không thể thổi tắt được.
8. Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc “Nóng thì nở ra, lạnh thì co lại”, vậy tại sao nước ở thể rắn (nước đá) thì lại ngược lại?
Trả lời: Do cấu tạo đặc biệt của nước đá (chỉ duy nhất nước mới có) nên trong khoảng nhiệt độ từ 0 độ C tăng lên 4 độ C thì thể tích nước đá co lại (chứ không nở ra như bình thường). Chính vì vậy, nước đá ở 4 độ C có khối lượng riêng lớn nhất.
9. Tại sao ở các bệnh viện người ta lại thich trồng thông hơn là các cây khác?
Trả lời: Nhựa thông có tính diệt khuẩn.
10. Tại sao khi luộc rau thì cho thêm một ít muối và mở vung thì rau xanh và giòn hơn?
Trả lời: Vì muối hút nước từ rau xanh (tính thẩm thấu của nước từ rau ra ngoài môi trường, từ nơi có nồng độ loãng ra đặc) nên rau giòn hơn.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Một ngày mới lại trôi đi ~
Chúng ta lại cùng tìm hiểu điều thú vị trong đời sống của chúng ta thôi ^^

_______________________________________
11. Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến dưa hành?
Trả lời:
Vì trong dưa hành có chất chua (axit) nó giúp cho dạ dày tiêu hóa thịt mỡ nhanh hơn.
12. Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn?
Trả lời:
Vì trong cơn mưa, các hạt mưa kéo bụi xuống, mặt khác, sấm sét tạo ra một lượng nhỏ khí ozon ([tex]O_3[/tex] ) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.

13. Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy? Có phải dùng được trong mọi vụ cháy không?
Trả lời:
Cấu tạo của bình cứu hỏa rất đơn giản: bên trong gồm 2 phần: phần một là một lọ nhỏ bằng thủy tinh ở trên đầu, trong lọ này chứa [tex]H_2SO_4[/tex] (axit sunfuric), phần còn lại trong bình cứu hỏa là [tex]Na_2CO_3[/tex] .
Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh đâm thủng lọ thủy tinh, axit sunfuric chảy ra, gặp [tex]Na_2CO_3[/tex] và phản ứng xảy ra:
[tex]H_2SO_4 + Na_2CO_3 \rightarrow Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O.[/tex]
Khí [tex]CO_2[/tex] phun qua vòi phun và phủ lên ngọn lửa. Bình này không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng (xăng, dầu,…).
14. Vì sao khi hoà tan các phân đạm thì nuớc lại lạnh đi?
Trả lời:
Quá trình solvat hóa thu nhiệt.
15. Một cây nến đang cháy, bạn thổi tắt nó đi, khi đó sẽ xuất hiện một “dòng ” khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một ngọn lửa đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn lửa lại bùng cháy. Vì sao?
Trả lời:
Khi thổi tắt, dòng khói đục đó chính là các parafin (các ankan mạch lớn >20 C) bay hơi. Khi đưa ngọn lửa lại gần thì nó cháy tiếp.
16. Tại sao tuyết lại có màu trắng trong khi nó được cấu tạo bởi các phân tử nước trong suốt?
Trả lời:
Tuyết cấu tạo và hình dạng rất phức tạp (thường là các hoa tuyết 6 cánh nhọn).
Cũng giống như nước, nước nguyên chất không màu, nhưng nếu thể tích lớn (tức là nước sâu) thì nó có màu xanh lam nhạt, rồi đậm dần theo độ sâu.
17. Tại sao chì chỉ tương tác trên bề mặt với dung dịch HCl loãng hoặc dung dịch H2SO4dưới 80% nhưng lại tan tốt trong dung dịch đậm đặc của các axit đó? Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan tốt trong các dung dịch nói trên ở những nồng độ khác nhau?
Trả lời:
Chì tạo thành muối không tan [tex]PbCl_2[/tex] và [tex]PbSO_4[/tex] bám lên bề mặt, ngăn cản chì tiếp xúc với axit nên phản ứng dừng lại.
18. Magie (Mg) đóng vai trò gì trong diệp lục?
Trả lời:
Magie có trong thành phần chất diệp lục (clorofin) của cây cối. trong chất diệp lục có khoảng 2 % nguyên tố magie.
 

Minht411

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng mười 2021
220
113
61
17
TP Hồ Chí Minh
:rongcon12 Một ngày mới lại trôi đi ~
Chúng ta lại cùng tìm hiểu điều thú vị trong đời sống của chúng ta thôi ^^

_______________________________________
11. Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến dưa hành?
Trả lời:
Vì trong dưa hành có chất chua (axit) nó giúp cho dạ dày tiêu hóa thịt mỡ nhanh hơn.
12. Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn?
Trả lời:
Vì trong cơn mưa, các hạt mưa kéo bụi xuống, mặt khác, sấm sét tạo ra một lượng nhỏ khí ozon ([tex]O_3[/tex] ) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.

13. Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy? Có phải dùng được trong mọi vụ cháy không?
Trả lời:
Cấu tạo của bình cứu hỏa rất đơn giản: bên trong gồm 2 phần: phần một là một lọ nhỏ bằng thủy tinh ở trên đầu, trong lọ này chứa [tex]H_2SO_4[/tex] (axit sunfuric), phần còn lại trong bình cứu hỏa là [tex]Na_2CO_3[/tex] .
Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh đâm thủng lọ thủy tinh, axit sunfuric chảy ra, gặp [tex]Na_2CO_3[/tex] và phản ứng xảy ra:
[tex]H_2SO_4 + Na_2CO_3 \rightarrow Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O.[/tex]
Khí [tex]CO_2[/tex] phun qua vòi phun và phủ lên ngọn lửa. Bình này không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng (xăng, dầu,…).
14. Vì sao khi hoà tan các phân đạm thì nuớc lại lạnh đi?
Trả lời:
Quá trình solvat hóa thu nhiệt.
15. Một cây nến đang cháy, bạn thổi tắt nó đi, khi đó sẽ xuất hiện một “dòng ” khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một ngọn lửa đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn lửa lại bùng cháy. Vì sao?
Trả lời:
Khi thổi tắt, dòng khói đục đó chính là các parafin (các ankan mạch lớn >20 C) bay hơi. Khi đưa ngọn lửa lại gần thì nó cháy tiếp.
16. Tại sao tuyết lại có màu trắng trong khi nó được cấu tạo bởi các phân tử nước trong suốt?
Trả lời:
Tuyết cấu tạo và hình dạng rất phức tạp (thường là các hoa tuyết 6 cánh nhọn).
Cũng giống như nước, nước nguyên chất không màu, nhưng nếu thể tích lớn (tức là nước sâu) thì nó có màu xanh lam nhạt, rồi đậm dần theo độ sâu.
17. Tại sao chì chỉ tương tác trên bề mặt với dung dịch HCl loãng hoặc dung dịch H2SO4dưới 80% nhưng lại tan tốt trong dung dịch đậm đặc của các axit đó? Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan tốt trong các dung dịch nói trên ở những nồng độ khác nhau?
Trả lời:
Chì tạo thành muối không tan [tex]PbCl_2[/tex] và [tex]PbSO_4[/tex] bám lên bề mặt, ngăn cản chì tiếp xúc với axit nên phản ứng dừng lại.
18. Magie (Mg) đóng vai trò gì trong diệp lục?
Trả lời:
Magie có trong thành phần chất diệp lục (clorofin) của cây cối. trong chất diệp lục có khoảng 2 % nguyên tố magie.
Câu 13 trông vậy chứ hồi trước em cứ tưởng trong bình chỉ có CO2
Với câu 18, diệp lục có nhân porphyrin, với một nguyên tử magiê (Mg) nằm ở trung tâm phân tử. Trong đó, chất diệp lục a (công thức C55H72O5N4Mg) và diệp lục b (C55H70O6N4Mg) là hai chất có trong thực vật bậc cao trong các rau củ của mấy bác bán rau ở chợ như rau cải, rau muống, súp lơ xanh này,.. (Mù hóa hữu cơ)
 
Top Bottom