[hóa học 9]

P

p3nh0ctapy3u

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: thổi 1 luồng khí CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp (CuO,Fe2O3,FeO,Al2O3)nung nóng thu được 2,5 g chất rắn .Toàn bộ khí sinh ra sục vào nước vôi trong dư thu được 15g kết tủa trắng .Tính m=?
Bài 2: Thực hiện phản ứng với hỗn hợp X gồm (FexOy và Al) có khối lượng 9,66g thu được chất rắn Y.Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch D và 0,672 lít khí (đktc) và chất rắn không tan Z.Sục CO2 dư vào dung dịch D thu được kết tủa keo trắng E,nung E khối lượng không đổi tới 5,1g chất rắn
a,Tính m của FexOy và m của Al trong X
b, Xác định công thức của FexOy
Bài 3:Chia 1,24g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
_Phần 1 tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được 0,78g hỗn hợp oxit
_Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu đk V(lít) H2(đktc),Cô cạn dung dịch thu được m gam muối
Tính V và m?
Bài 4:Đun nóng 6g CH3COOH với 6g C2H5OH (Có H2SO4 đặc làm xúc tác),hiệu suất phản ứng là 50% .Tính khối lượng sản phẩm
 
N

nguyenminhduc2525

Bài 1: thổi 1 luồng khí CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp (CuO,Fe2O3,FeO,Al2O3)nung nóng thu được 2,5 g chất rắn .Toàn bộ khí sinh ra sục vào nước vôi trong dư thu được 15g kết tủa trắng .Tính m=?
nCaCO3=nCO2=nCO=0.15(mol) >>>mO=0.15X16=2.4
>>m = 2.5 + 2.4 = 4.9(g)
Bài 4:Đun nóng 6g CH3COOH với 6g C2H5OH (Có H2SO4 đặc làm xúc tác),hiệu suất phản ứng là 50% .Tính khối lượng sản phẩm
naxit=6/60=0.1(mol)
CH3COOH + C2H5OH >>>CH3COOC2H5 + H20
0.05_________0.05________0.05
mCH3COOC2H5=0.05X88=4.4(g)
mCH3COOH=0.05X60=3(g)
mC2H5OH=(0.13-0.05 )X46=3.68(g)

Bài 3:Chia 1,24g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
_Phần 1 tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được 0,78g hỗn hợp oxit
_Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu đk V(lít) H2(đktc),Cô cạn dung dịch thu được m gam muối
Tính V và m?
trường hợp hoá trị 2 ( dạng bài này hinh như là cả 2 kim loại đều hoá trị 2 )
VH2=0.01X22.4=0.224(lít)
m muối = 0.62 + 0.01X96 = 1.58(g)
Bài 2: Thực hiện phản ứng với hỗn hợp X gồm (FexOy và Al) có khối lượng 9,66g thu được chất rắn Y.Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch D và 0,672 lít khí (đktc) và chất rắn không tan Z.Sục CO2 dư vào dung dịch D thu được kết tủa keo trắng E,nung E khối lượng không đổi tới 5,1g chất rắn
a,Tính m của FexOy và m của Al trong X
b, Xác định công thức của FexOy
bài này phản ứng nhiệt nhôm tạo ra Al2O3 và AL dư , Fe thì chỉ có Al phản ứng với NAOH thoát khí và Al2O3 tạo ra NaALO2 >>>> khi sục CO2 thì cần nước
NaALO2 + CO2 + 2H20 >>>NaHCO3 + Al(OH)3
2AL(OH)3 >>>> AL2O3 + 3H20
>>tự tính nhé !!
 
L

lovelybones311

Bài 2: Thực hiện phản ứng với hỗn hợp X gồm (FexOy và Al) có khối lượng 9,66g thu được chất rắn Y.Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch D và 0,672 lít khí (đktc) và chất rắn không tan Z.Sục CO2 dư vào dung dịch D thu được kết tủa keo trắng E,nung E khối lượng không đổi tới 5,1g chất rắn
a,Tính m của FexOy và m của Al trong X
b, Xác định công thức của FexOy


$n H_2 =0,03 mol $
$n Al_2O_3 =0,05 mol $

ta có : $2yAl + 3Fe_xO_y -> yAl_2O_3 + 3xFe$
$Al_2O_3 + 2NaOH -> 2NaAlO_2 + H_2O$
$2Al + 2NaOH + 2H_2O -> 2NaAlO_2 + 3H_2 $
.............0,02...........................................0,03 mol
$CO_2 + NaOH -> NaHCO_3$
$CO_2 + NaAlO_2 + 2H_2O -> NaHCO_3 + Al(OH)_3 $
$2Al(OH)_3 -> Al_2O_3 + 3H_2O $

ta nhận thấy bảo toàn nguyên tố Al: n Al bd = n Al/$Al_2O_3$ + n Al dư = $n NaAlO_2 = n Al(OH)_3 = 2nAl_2O_3=0,1 mol$
-> m Al =0,1.27=2,7 g
-> m FexOy = 9,66-2,7=6,96 g

vì pư hoàn toàn ...Al dư (do Cho vào dung dịch NaoH có khí) => FexOy pư hết
n Al đã pư = 0,1-0,02 =0,08 mol
Theo pt 1: n FexOy =1,5/y n Al =0,12/y mol
=> m FexOy =0,12.(56x +16y)/y = 6,96 g
=> x:y =3:4
-> CT: $Fe_3O_4 $

Bài 3:Chia 1,24g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
_Phần 1 tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được 0,78g hỗn hợp oxit
_Phần 2 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu đk V(lít) H2(đktc),Cô cạn dung dịch thu được m gam muối
Tính V và m?

Gọi chung là KL M . mP1= m P2 =1,24:2=0,62 g

$4M + nO_2 -> 2M_2O_n(1)$

m [O]/Oxit =0,78-0,62 =0,16g
-> n [O] =0,01 mol
-> n O2 =0,005 mol

ta có : $2M+ nH_2SO_4 -> M_2(SO_4)_n + n H_2 (2)$
theo (1),(2) :

$n M = \dfrac{4}{n}. n O_2 =0,005.\dfrac{4}{n} =\dfrac{0,02}{n} mol$
$ n H_2 = \dfrac{n}{2} . n M =0,01 mol $
=> V =0,224 l
$n (=SO_4) = n H_2 =0,01 mol $
-> m muối = m P2 + m (=SO4) =0,01.96 +0,62 =1,58 g
 
Top Bottom