[Hoá học 9] canxi oxit

H

huonglai_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hãy nhận biết từng chất trong nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học:
a) CaO, CaCO3
b) Cao, MgO
Viết các phương trình hoá học
Bài 2: Cho 200 ml dung dich HCl có nồng độ 3,5M hoà tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai õit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hoá học
b) Tính khối lượng của mỗi õit trong hợp chất ban đầu.
 
D

dhbk2013

Bài 1: Hãy nhận biết từng chất trong nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học:
a) CaO, CaCO3
b) Cao, MgO
Viết các phương trình hoá học

=> a) Cho tác dụng với HCl hoặc các axit khác như : $H_2SO_4 , HNO_3$ có khí $CO_2$ thoát ra là $CaCO_3$ còn CaO không tạo khí mà chỉ có muối và $H_2O$
pt: $CaCO_3 + 2HCl -----> CaCl_2 + CO_2 + H_2O$
$CaO + 2HCl -----> CaCl_2 + H_2O$
b) Cho vào H2O, lọc lấy Chất rắn MgO
- d d $Ca(OH)_2$ đem + Na2CO3 dư, lọc lấy kết tủa $CaCO_3$ , đem nung được CaO và có khí $CO_2$ thoát ra



Bài 2: Cho 200 ml dung dich HCl có nồng độ 3,5M hoà tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai õit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hoá học
b) Tính khối lượng của mỗi õit trong hợp chất ban đầu.

=> a) PTHH : $CuO + 2HCl -----> CuCl_2 + H_2O$
$Fe_2O_3 + 6HCl -----> 2FeCl_3 + 3H_2O$
b) gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và $Fe_2O_3$
Theo đề bài ta có hệ pt : [TEX]\left{\begin{80x + 160y = 20}\\{2x + 6y = 0,7} [/TEX]
=> x = 0,05 và y = 0,1
=> m(CuO) = 0,05.80 = 4 (g) và m($Fe_2O_3$) = 20 - 4 = 16 (g)
 
H

huonglai_98

Minh còn 1 bài nữa, giải hộ mình nhé:
Bài 3: Nung nóng 13,1 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3. Hoà tan 20,3 gam hỗn hợp õit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M
a)Tính V
b) Tính khối lượng muối clorua thu được
 
D

dragon_promise

Bài 1.
a)- Lấy mẫu thử của 2 chất rắn CaO,CaCO3.
- Dùng nước để phân biệt hai chất rắn:
+Chất rắn nào tan là CaO tạo thành dd không màu là CaO.
CaO+H2O=>Ca(OH)2
+Chất rắn nào không tan là CaCO3.
- Hoặc bạn có thể sử dụng dd HCl để phân biệt 2 chất rắn:
+Mẫu thử nào tan, xuất hiện sủi bọt khí và dd không màu là CaCO3
CaCO3+2HCl\RightarrowCaCl2+H2O+CO2
+Mẫu thử nào tan nhưng không có hiện tượng là CaO:
CaO+2HCl=>CaCl2+H2O

b)- Lấy mẫu thử của hai chất rắn CaO,MgO
- Dùng nước để phân biệt hai chất rắn:
+Chất rắn nào tan cũng tạo thành dd không màu là CaO
CaO+H2O=>Ca(OH)2
+Chất rắn nào không tan là MgO.
Bài 2:
a) 2HCl + CuO ----> CuCl2 + H2O



6HCl + Fe2O3 ----> 2FeCl3 + 3H2O
b) nHCl= 3.5 x 0.2 = 0.7

Đặt x, y lần lượt là số mọl của HCl ở pt 1, pt2
2HCl + CuO ----> CuCl2 + H2O
2x-------------x-----------x--------- x


6HCl + Fe2O3-----> 2FeCl3 + 3H2O
6y---------------y----------------2y--… 3y
ta có hệ phương trình hai ẩn x, y
2x+ 6y = 0.7
80x+160y=20
===> x=0.05;y = 0.1
m CuO= 0.05 x 80=4 g
m Fe2O3= 0.1 x 160 =16 g
Bài 3 :
m O= m giảm= 20,3- 13.1=7,2--> n O = 0.45
oxit+ H+ :
2H+ + O-2 --> H2O
0.9<---0.45
--> nHCl= nH+ = 0.9--> V= 0.9/0.4=2,25M
b/ m muối = mKL + mCl- = 13.1+ 0.9*35,5=45,05g
 
D

dhbk2013

Bài 3: Nung nóng 13,1 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Al trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, ZnO, Al2O3. Hoà tan 20,3 gam hỗn hợp õit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M
a)Tính V
b) Tính khối lượng muối clorua thu được

=> Cụ thể như sau : Dùng bảo toàn khối lượng ta có $n(O_2) = \frac{20,3 - 13,1}{32} = 0,225$ => Dùng bảo toàn e ta thấy số mol e nhận : 0,225.4 = 0,9 (mol)
=> $n_{HCl}$ = 0,9 (mol) => $V = \frac{0,9}{0,4} = 2,25$ (l)
b) m(muối) = m(hh KL) + 71.0,45 = 13,1 + 31,95 = 45,05 (g)
 
Last edited by a moderator:
H

huonglai_98

Bài 1.
+Chất rắn nào tan là CaO tạo thành dd không màu là CaO.
Dung dịch ko màu phải là Ca(OH)2 chứ bạn!


Bài 2:
a) 2HCl + CuO ----> CuCl2 + H2O



6HCl + Fe2O3 ----> 2FeCl3 + 3H2O
b) nHCl= 3.5 x 0.2 = 0.7

Đặt x, y lần lượt là số mọl của HCl ở pt 1, pt2
2HCl + CuO ----> CuCl2 + H2O
2x-------------x-----------x--------- x


6HCl + Fe2O3-----> 2FeCl3 + 3H2O
6y---------------y----------------2y--… 3y
ta có hệ phương trình hai ẩn x, y
2x+ 6y = 0.7
80x+160y=20
===> x=0.05;y = 0.1
m CuO= 0.05 x 80=4 g
m Fe2O3= 0.1 x 160 =16 g
Còn nữa bạn, x,y không phải là số mol của HCl mà phải là số mol của CuO và Fe2O3
Bài 3 thì mình ko hiểu lắm!
 
Top Bottom