Hóa hóa học 8

H

hientamkute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Có 3 bình đựng khí riêng biệt không có nhãn đó là các khí cacbonic, khí oxi, khí nitơ. Hãy nêu phương pháp nhận biết từng khí. Biết rằng khí cabonic có trong hơi ta thở làm đục nước vôi trong, khí nitơ không duy trì sự cháy
2. Muối ăn ở dang bột mịn (muối tinh) và đường ăn bề ngoài trông giống nhau. Bằng cách nào có thể nhận biết được các chất
3. Cùng một khối lượng như nhau của nguyên tố magie và nguyên tố cacbo. Theo em ở đâu có số nguyên tử nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lần
 
K

katyperry_nhat

Cho ngọn lửa than hồng vào 3 bình đựng, bình nào làm ngọn lửa than hồng bùng cháy là khí $O_2$, 2 bình còn lại khí $CO_2$ $N_2$. Dẫn hỗn hợp khí trên qua nược vôi trong, khí nào là làm nước vôi trong vẫn đục là khí $CO_2$, khí thoát ra là $N_2$
Hòa tan 2 chất rắn trên vào hai cốc riêng biệt. Nếm thử, nếu cốc nào có vị mặn, vậy đó là muối ăn; cốc nào có vị ngọt, đó là đường
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Bài 1:
- Dùng que đóm có tàn đỏ => O2 (que đóm bùng cháy)
- Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong, xuất hiện kết tủa trắng => CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Khí còn lại là N2
Bài 2: Đường ăn và muối cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng:
C12H22O11 → (H2SO4 đặc, nóng) 11H2O + 12C
- Trường hợp có chất rắn màu đen nổi lên, sủi bọt khí là đường. Còn lại là muối ăn
Bài 3:
Gọi khối lượng của hai nguyên tố là a
nMg = a/24 (mol); nC = a/12 (mol)
=> Số nguyên tử ở C nhiều hơn 2 lần so với số nguyên tử ở Mg có cùng khối lượng
 
K

katyperry_nhat

Cầu 2 là bằng phương pháp nào? vật lí hay hóa học
.......................................................................................................................
 
U

ulrichstern2000

Cầu 2 là bằng phương pháp nào? vật lí hay hóa học
.......................................................................................................................

Câu 2 có thể dùng phương pháp vật lý. Nhưng trong hóa học, nên sử dụng phương pháp hóa họ để nhận biết. Nhỡ sau này gặp chất như P2O5 và muối chẳng lẽ cũng nếm (nguy hiểm)
 
Top Bottom