[Hóa học 8] Ôn tập chương 4, 5

D

depvazoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trộn tỉ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào giữa $O_2$ và $N_2$ để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với $H_2$ bằng $14,75$.
2. Đốt cháy hoàn toàn một chất X cần dùng hết $10,08l$ $O_2$ (đktc) sau phản ứng thu được $67g$ muối và $8,96l$ $H_2$ (đktc)
a) Tìm CTHH của X (biết công thức đơn giản chính là CTHH của X).
b) Viết PTPƯ đốt cháy X ở trên.
3. Dùng khí $CO$ để khử hoàn toàn $20g$ hỗn hợp Y gồm $CuO$ và $Fe_2O_3$ ở nhiệt độ cao sau phản ứng thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dung dịch $H_2SO_4$ loãng (lấy dư) thì thấy có $3,2g$ một kim loại màu đỏ không tan.
a) Tính $%(m)$ các chất có trong hỗn hợp Y.
b) Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch $Ca(OH)_2$ dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa, biết hiệu suất của phản ứng trên là 80%.
 
C

coolboy4ever

1)
Gọi số mol của $O_2$ và $N_2$ lần lượt là a,b (a,b>0)
\Rightarrow số mol của hh là a+b (mol)
\Rightarrow Khối lượng của $O_2$ là 32a (gam)
Khối lượng của $N_2$ là 28b (gam)
Vì tỉ số của hỗn hợp 2 chất vs H2 là 14,75 \Rightarrow Khối lượng mol của hỗn hợp là 14,75x2=29,5 (gam)
Mặt khác
$M_hh$ = [TEX]\frac{m}{n}[/TEX]\Rightarrow[TEX]\frac{32a + 28b}{a+b}[/TEX] = 29,5
\Rightarrow [TEX]\frac{a}{b}[/TEX] = [TEX]\frac{3}{5}[/TEX]
Vì trong hỗn hợp khí ở cùng một điều kiện thì tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về thể tích nên
Trộn thể tích của $O_2$ : $N_2$ theo tỉ lệ 5:3 thì ta thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với $H_2$ bằng 14,75.
2)
2. Đốt cháy hoàn toàn một chất X cần dùng hết 10,08l O2 (đktc) sau phản ứng thu được 67g muối và 8,96l H2 (đktc)
a) Tìm CTHH của X (biết công thức đơn giản chính là CTHH của X).
Lưu ý: Đề bài thiếu. Bạn cần nói rõ sản phẩm của muối là cái gì. Nếu không thì sẽ không tìm được nguyên tố trong X.

3)
a)
PTHH:
CO + CuO \Rightarrow Cu + CO2 (1)
3CO + $Fe_2$$O_3$ \Rightarrow 2Fe + 3C$O_2$ (2)
*Vì Cu không tác dụng với H2SO4 nên kim loại đỏ là Cu
Fe + $H_2$S$O_4) \Rightarrow FeS$O_4$ + $H_2$ (3)

Số mol của Cu là :
$n_Cu$ = 3,2 / 64 = 0,05 (mol)
Theo PTHH 1
$n_CuO$ = $n_Cu$ = 0,05 mol
\Rightarrow $m_CuO$ = 0,05 x 80 = 4 (gam)
\Rightarrow Khối lượng của $Fe_2$$O_3$ là 20- 4 = 16(gam)
b)
Số mol của $Fe_2$$O_3$ là : 16 / 160 = 0,1 (mol)
Theo PTHH 2: số mol của $Fe_2$$O_3$ / sô mol C$O_2$ là 1/3
\Rightarrow số mol C$O_2 là $ 3 x 0,1 = 0,3 (mol )
Số mol C$O_2$ sản phẩm là 0,3 + 0,05 =0,35 (mol)
PTHH:
C$O_2$ + Ca$(OH)_2$ \Rightarrow CaC$O_3$ + $H_2$O
Theo PTHH:
Số mol của C$O_2$ = CaC$O_3$ = 0,35 (mol)
\Rightarrow lượng CaC$O_3$ là 0,35 x 100 = 35(g)
Vì hiệu suất phản ứng là 80%.
Vậy: thực tế thì khối lượng kết tủa thu được là : 35 x 80 % = 28(g)
 
5

57chem.hus

Mtb=14,75.2=29,5
ta có sơ đồ đường chéo
O2 V1 32 1,5
. 29,5
N2 V2 28 2,5
=>V1/V2=1,5:2,5=3/5
trộn thể tích theo tỉ lệ 5O2 với 3N2
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom