[Hóa học 12] Mấy câu khó quá, mọi người chỉ dùm mình

V

vongocminhquy2557892

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Hòa tan m gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M (dư) đã dùng để hòa tan hết cũng m gam hỗn hợp 3 kim loại này ? Biết rằng lượng axit dư 20% so với lượng đủ phản ứng và sản phẩm khử chỉ có khí NO.


2/ Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất đo ở điều kiện tiêu chuẩn, dung dịch B và còn lại 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 và khối lượng muối trong dung dịch B ?
 
C

conech123

2/ Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất đo ở điều kiện tiêu chuẩn, dung dịch B và còn lại 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 và khối lượng muối trong dung dịch B ?

làm câu 2 dễ trc , câu 1 như thiếu dữ kiện ấy :-/ , em chưa làm đc

có 4 cách làm bài này
cách đơn giản nhất (theo em ^^)
dùng quy đổi :
Fe + O2 --->Fe,Fe3O4 --- +HNO3 -> Fe2+ và Fe dư + NO
vik bán PƯ : Fe ---> Fe+2 , O + 2e ---> O2- , N+5 + 3e ---> N+2
gọi x mol Fe , y mol O
bảo toàn e : 2x - 2y = 0,3
do còn dư 1,46g ---> m Fe + O tham gia vào quá trình trên = 56x + 16y = 18,5 - 1,46 = 17,04
giải hệ --> x = 0,27 --> nHNO3 = 0,27.2 + 0,1 = 0,64
CM = 3,2 M
 
V

vongocminhquy2557892

làm câu 2 dễ trc , câu 1 như thiếu dữ kiện ấy , em chưa làm đc

có 4 cách làm bài này
cách đơn giản nhất (theo em ^^)
dùng quy đổi :
Fe + O2 --->Fe,Fe3O4 --- +HNO3 -> Fe2+ và Fe dư + NO
vik bán PƯ : Fe ---> Fe+2 , O + 2e ---> O2- , N+5 + 3e ---> N+2
gọi x mol Fe , y mol O
bảo toàn e : 2x - 2y = 0,3
do còn dư 1,46g ---> m Fe + O tham gia vào quá trình trên = 56x + 16y = 18,5 - 1,46 = 17,04
giải hệ --> x = 0,27 --> nHNO3 = 0,27.2 + 0,1 = 0,64
CM = 3,2 M

Mình hiểu là do sắt dư nên chỉ tạo ra sắt 2 còn ko hiểu cái chỗ oxi nhận electron đó, chỉ lại dùm mình y :(. Còn câu 2 hok có thiếu dữ kiện đâu, trích nguyên văn từ đề thi cấp tỉnh ở mình ó
 
C

conech123

quy đổi về bài toán Fe + O2 mà
thì chất thay đổi số OXH ở đây trong toàn bộ phản ứng là
Fe, O2, N(HNO3)
 
G

giotbuonkhongten

Cách giải câu 1 của e đây
Ta thấy số mol e mà Al, Fe, Mg nhường bằng số mol e H+ nhận được.
=> nH+nhận = nHNO3 nhận=0.6(mol)
=> nHNO3=0.8(mol)
mà lượng axit dư 20% so với pư nên nHNO3pư=0.96(mol).
V=0.48 l.
 
P

phamminhkhoi

N nhận nhiều hơn bạn ợ, vì Fe phản ứng với HCl chỉ lên dương 2 còn với HNO3 thì lên dương 3.

Bài này thiếu dữ kiện thì phải.
 
V

vongocminhquy2557892

N nhận nhiều hơn bạn ợ, vì Fe phản ứng với HCl chỉ lên dương 2 còn với HNO3 thì lên dương 3.

Bài này thiếu dữ kiện thì phải.

Thi mà nó ra câu này chắc tiêu quá.

Mọi người giải giúp mình câu này nữa đi

A và B là 2 chất hữu cơ thuộc 2 dãy đồng đẳng khác nhau. A lớn hơn B một nguyên tử cacbon. Hỗn hợp D gồm A, B có tỉ khối hơi so với hidro là 13,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam D chỉ thu được hơi nước và 30,8 gam CO2. Xác định công thức cấu tạo của A, B và tính thể tích dung dịch AgNO3 2M trong NH3 dư để tác dụng vừa hết 10,8 g hỗn hợp D.

Mình gà mờ nên đoán A,B là andehit phải hok
 
P

phamminhkhoi

Tính M của D

Tính n CO2 : n D để tìm số ntử C

M = 27 >>> Có một chất là C2H2 hay CH4 (duy nhất có M<27), nhưng D tráng bạc được nên có một chất là
C2H2.

Tính số g C (bằng số g C trong CO2) >>>tính số g H>>>tính n H >>> tính n C : n H để xác định chất còn lại là ankan hay anken.

Lập hệ để tính m ankin>>> n AgNO3>>>V
 
V

vongocminhquy2557892

Tính n CO2 : n D để tìm số ntử C

M = 27 >>> Có một chất là C2H2 hay CH4 (duy nhất có M<27), nhưng D tráng bạc được nên có một chất là
C2H2.

Tính số g C (bằng số g C trong CO2) >>>tính số g H>>>tính n H >>> tính n C : n H để xác định chất còn lại là ankan hay anken.

Lập hệ để tính m ankin>>> n AgNO3>>>V
1 chất là C2H2 thì mình hiểu rồi, chất còn lại mình xác định thế này hok biết đúng hok nữa, bạn coi dùm nha

M(D) = 13,5.2=27 ==> n(D)= 10,8 : 27 = 0,4 mol
nCO2 = 30,8:44 = 0,7 mol

==> nC(trung bình) = 0,7:0,4 = 1,75 ==> Phải có một HC có số C lớn hơn 1,75 và 1 HC có số C nhỏ hơn 1,75

mình tính được 1 chất là C2H2 ==> Chất còn lại phải có số C= 1 ==> chỉ có thể là CH4

Mình giải vậy hok biết có đúng chưa? Xem giúp mình nha
 
V

vongocminhquy2557892

1 chất là C2H2 thì mình hiểu rồi, chất còn lại mình xác định thế này hok biết đúng hok nữa, bạn coi dùm nha

Trích:
M(D) = 13,5.2=27 ==> n(D)= 10,8 : 27 = 0,4 mol
nCO2 = 30,8:44 = 0,7 mol

==> nC(trung bình) = 0,7:0,4 = 1,75 ==> Phải có một HC có số C lớn hơn 1,75 và 1 HC có số C nhỏ hơn 1,75

mình tính được 1 chất là C2H2 ==> Chất còn lại phải có số C= 1 ==> chỉ có thể là CH4
Mình giải vậy hok biết có đúng chưa? Xem giúp mình nha

Bác "phamminhkhoi" xem giúp mình cái này được hok
 
V

vongocminhquy2557892

đấy không phải tính khối lượng muối sau phản ứng
mà là tính số mol HNO3 mà
theo định luật bảo toàn nguyên tố
nHNO3 = \sum{nN(Fe(NO_3)_2) + nN(NO)} = 2.nFe(NO_3)_2 + nNO = 0,64 mol

Phù, cuối cùng cũng hiểu, thanks nhiều nha echcon ^^.
Bạn qua topic của mình "HSG cấp tỉnh" xem bài nào giải được thì giúp mình với nha
 
B

bupbelen

Mấy bạn ơi giúp mình bài này với "tại sao khi natritác dụng với đồng sun phát thì lại xảy ra quá trình natri tác dụng với nước trước rồi mới lấy natri hiđôxíttác dụng với đồng sunphát .Thầy mình gợi ý là dựa vào dãy thế điện cực chuẩn .Nhanh lên nhé -mình rất cần.
 
Top Bottom