Hóa 11 Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với HNO3

Ngân H

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng tám 2021
9
7
6
19
Bình Định
THPT số 3 An Nhơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam chất rắn oxit. Công thức phân tử của muối là gì?
2.Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe O3 4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là.
NHỜ CÁC BẠN GIẢI GIÚP MÌNH.
 
  • Like
Reactions: gnghi.nd

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4
1. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam chất rắn oxit. Công thức phân tử của muối là gì?
2A(NO3)x => A2Ox + 2xNO2 + x/2O2
=> 9,4/(A + 62x ) = 2 x 4/(2A + 16x )
ta thấy x = 2; A = 64 phù hợp => muối là Cu(NO3)2
2.Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe O3 4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là.

Quy đổi hh X ( đã phản ứng ) từ Cu (a mol ) và Fe3O4 ( b mol ) thành Cu ( a); Fe ( 3b ): O( 4b)
Ta có : 64a + 232b = 61,2 - 2,4 = 58,8
Baor toàn e : 2a + 2 x 3b =2 x 4b + 0,15 x 3
=> a = 0,375 ; b = 0,15
Muối gồm : Cu2+ ( 0,375); Fe2+(0,45); NO3- ( 0,375x2 + 0,45x2 = 1,65 mol ) => m muối = 151,5 g
 
Last edited:
  • Like
Reactions: gnghi.nd

gnghi.nd

Học sinh gương mẫu
Thành viên
3 Tháng chín 2020
467
5,735
451
Bến Tre
HMF
1/
Gọi CT của muối là [TEX]M(NO_3)_n[/TEX]
TH1: M không thay đổi hóa trị
[TEX]M{(NO3)_n}[/TEX] → [TEX]M_2O_n[/TEX]
(g) 9,4--------------4
=> 8[TEX]M_{MNO_3}[/TEX] = 9,4*[TEX]M_{M_2O_n}[/TEX]
8*(M + 62) = 9,4*(2M + 16n)
10,8M = 345,6
=> M = 32n
Ta thấy: n = 2 => M = 64 (Cu)
=> CT của muối : [TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX]
TH2 : M thay đổi hóa trị
Gọi CT oxit là M2Om (m<n)
[TEX]2M(NO_3)_n \overset{t^o}{\rightarrow} M_2O_m + 2nNO_2 + 0,5(4n-m)O_2[/TEX]
(g) 9,4-----------------4
=> 9,4*(2M + 16m) = 4*2*(M + 62n)
<=> 18,8M + 150,4m = 8M + 496n
=> M = [TEX]\frac{496n - 150,4m}{10,8}[/TEX]
n = 1, m = 2 => M = 18,074 (loại)
n = 2, m = 3 => M = 50,074 (loại)
n = 1, m = 3 => M = 4,148 (loại)
2/
PTHH :
[TEX]3Fe_3O_4 + 28HNO_3 \rightarrow 9Fe(NO_3)_3 + NO + 14H_2O[/TEX]
[TEX]Cu + 2Fe(NO_3)_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2 + 2Fe(NO_3)_2[/TEX]
[TEX]3Cu + 8HNO_3 \rightarrow 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O[/TEX]
Vì dư kim loại => chỉ tạo muối [TEX]Fe^{2+}[/TEX]
Gọi x, y lần lượt là số mol Cu và [TEX]Fe_3O_4[/TEX] phản ứng
[TEX]n_{NO}[/TEX] = 0,15 mol
[TEX]Cu^0 -2e \rightarrow Cu^{+2}[/TEX]
x mol---> 2x mol---> x mol
[TEX]3Fe^{+\frac{8}{3}} -2e \rightarrow 3Fe^{+2}[/TEX]
3y mol---> 2y mol---> 3y mol
[TEX]N^{+5} + 3e \rightarrow N^{+2}[/TEX]
------0,45 mol<-----0,15 mol
64x + 232y = 61,2 - 2,4 = 58,8
2x = 2y + 0,45
=> x = 0,375
=> y = 0,15
[TEX]m_{muối}[/TEX] = 0,375*188 + 0,15*3*180 = 151,5 g
 
Last edited:

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
1/
Gọi CT của muối là M(NO3)n
TH1: M(NO3)n →M(NO2)n
(g) 9,4--------------4 (gam)
=> 4(M + 62n) = 9,4(M + 46n)
=> 5,4M = -184,4 (loại)
TH2: 2M(NO3)n→ M2On
(g) 9,4--------------4
8*(M + 62) = 9,4*(2M + 16n)
10,8M = 345,6
=> M = 32n
Ta thấy: n = 2 => M = 64 (Cu)
=> CT của muối : Cu(NO3)2

Không có TH 1 vì rắn là oxit

Thiếu TH 3: khi M có hóa trị thay đổi
2 M(NO3)n -> M2Om + 2n NO2 + 0,5(4n-m) O2
với n < m
 
Top Bottom