Hóa Hoá học 11

mâypr0

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2017
472
95
51
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Viết phương trình
a) Cho Al, Zn vào ddHNO3 loãng, cho biết N bị khử xuống mức +1
b) Cho Mg, Zn vào ddHNO3 loãng, biết N bị khử xuống mức 0
c) Cho Zn vào ddHNO3 loãng, biết N bị khử xuống mức -3
2) Dự đoán và giải thích, viết phương trình các hiện tượng sau:
a) Cho một mẩu P vào cốc chứa ddHNO3 đặc
b) Ngâm một cây đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa ddHNO3 đặc, nguội
c) Cho miếng đồng vào dd hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl
3) Cho hai ống nghiệm, ống nghiệm thứ nhất chứa ddHNO3 loãng; ống nghiệm thứ hai chứa ddHCl loãng. Cho lần lượt từng miếng Cu vào hai ống nghiệm thì có hiện tượng gì xảy ra?
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
a) Cho Al, Zn vào ddHNO3 loãng, cho biết N bị khử xuống mức +1
ta viết từng phương trình thành phần:
[tex]Al\rightarrow Al^{3+}+3e[/tex] (x8)
[tex]2N^{+5}+8e\rightarrow 2N^{+1}(N_2O)[/tex] (x3)
=> PTHH ứng với Al là: 8Al + 30HNO3 ---> 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
[tex]Mg\rightarrow Mg^{2+}+2e[/tex] (x4)
[tex]2N^{+5}+8e\rightarrow 2N^{+1}(N_2O)[/tex] (x1)
=> PTHH ứng với Mg là: 4Mg + 10HNO3 ---> 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
Gộp 2 PT, ta có: 8Al + 4Mg + 40HNO3 ---> 8Al(NO3)3 + 4Mg(NO3)2 + 4N2O + 20H2O
b) Cho Mg, Zn vào ddHNO3 loãng, biết N bị khử xuống mức 0
c) Cho Zn vào ddHNO3 loãng, biết N bị khử xuống mức -3
tương tự câu a nhé
a) Cho một mẩu P vào cốc chứa ddHNO3 đặc
có khí nâu đỏ thoát ra
P + 5HNO3 ---> H3PO4 + 5NO2 + H2O
b) Ngâm một cây đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa ddHNO3 đặc, nguội
ko hiện tượng do Fe bị thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
c) Cho miếng đồng vào dd hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl
Tùy mức độ "đặc" của dd thu được, nhưng phần lớn sp khử là NO
Hiện tượng: miếng đồng tan dần, có khí ko màu hóa nâu trong kk thoát ra
[tex]3Cu+8H^++2NO_3^-\rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O[/tex]
3) Cho hai ống nghiệm, ống nghiệm thứ nhất chứa ddHNO3 loãng; ống nghiệm thứ hai chứa ddHCl loãng. Cho lần lượt từng miếng Cu vào hai ống nghiệm thì có hiện tượng gì xảy ra?
ở ống nghiệm 1 có khí ko màu (có thể hóa nâu trong kk) thoát ra
[tex]3Cu+8H^++2NO_3^-\rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O[/tex]
ở ống nghiệm 2 ko có hiện tượng do Cu ko phản ứng với HCl
 
Top Bottom