[Hóa Học 11] - BT khó!!!

T

thien_nga_1995

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Hòa tan hoàn toàn 1 hợp chất vô cơ X chứa 2 nguyên tố vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dd A. Pha loãng dd A rồi chia thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho vào dd HNO3 lấy dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn là oxit Kim loại. Để hòa tan hết oxit Kim loại này, cần dùng vừa đủ 30ml dd HNO3 1,5M và thấy phản ứng không tạo ra khí.
Phần 2: Cho tác dụng với BaCl2 dư thu được 6,99g kết tủa. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, Tìm công thức X và các phản ứng minh họa.
b, Hòa tan X trên và FeCO3 bằng dd HNO# đặc nóng thu được hỗn hợp khí B gồm 2 khí Y và Z với dB/H2= 22,085. Làm lạnh hỗn hợp khí B được hỗn hợp khí C gồm 3 khí Y,Z,E với dC/H2 = 30,61. TÍnh % khối lượng mỗi muối có trong hốn hợp đầu và % số mol khí Y biến đổi thành khí E.
2, Hòa tna hoàn toàn m(g) hỗn hợp A gồm Fe và FeCO3 bằng dung dichj HNO3 vừa đủ thu được dung dịch muối B duy nhất và hốn hợp khí C gồm 2 khí có số mol bằng nhau, dC/H2=18,5. Cô cạn dung dịch và nhiệt phân hoàn toàn muối B được hốn hợp khí D. Trộn C và D được khí E.
a, Tính % khối lượng các chất trong A và % thể tích các chất trong E.
b, Cho thể tích E=8,3328(l) ở 1atm và 54,5độ C. Tìm m(A)
 
A

ahcanh95

1, Hòa tan hoàn toàn 1 hợp chất vô cơ X chứa 2 nguyên tố vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dd A. Pha loãng dd A rồi chia thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho vào dd HNO3 lấy dư, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn là oxit Kim loại. Để hòa tan hết oxit Kim loại này, cần dùng vừa đủ 30ml dd HNO3 1,5M và thấy phản ứng không tạo ra khí.
Phần 2: Cho tác dụng với BaCl2 dư thu được 6,99g kết tủa. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, Tìm công thức X và các phản ứng minh họa.
b, Hòa tan X trên và FeCO3 bằng dd HNO# đặc nóng thu được hỗn hợp khí B gồm 2 khí Y và Z với dB/H2= 22,085. Làm lạnh hỗn hợp khí B được hỗn hợp khí C gồm 3 khí Y,Z,E với dC/H2 = 30,61. TÍnh % khối lượng mỗi muối có trong hốn hợp đầu và % số mol khí Y biến đổi thành khí E.
2, Hòa tna hoàn toàn m(g) hỗn hợp A gồm Fe và FeCO3 bằng dung dichj HNO3 vừa đủ thu được dung dịch muối B duy nhất và hốn hợp khí C gồm 2 khí có số mol bằng nhau, dC/H2=18,5. Cô cạn dung dịch và nhiệt phân hoàn toàn muối B được hốn hợp khí D. Trộn C và D được khí E.
a, Tính % khối lượng các chất trong A và % thể tích các chất trong E.
b, Cho thể tích E=8,3328(l) ở 1atm và 54,5độ C. Tìm m(A)

Bài 1: Khó nhất là xác định dc công thức muối, còn vấn đề còn lại thì bạn sẽ giải quyết dc.

1,2 gam Oxit M 2On td vừa đủ với 0,045 mol HNO3

=> 1/2 . n / ( 2M + 16n ) = 0,045 / 2 ( O trong M2On về hết O trong H2O ) => n = 3 . M = 56 => Fe => mol Fe = 0,015

kết hợp dc Fe mà vẫn tồn tại sau khi td HNO3, tạo kết tủa BaCl2 chỉ có thể là SO4 2-

( CO3 hay SO3 td HNO3 bay hơi hết, ko tạo kết tủa. còn các chất còn lại 1 là kim loại , là ko thể kết hợp với Fe )

=> mol BaSO4 = mol S = 0,03=> Fe : S = 1:2 => FeS2

Hòa tan 0,015 mol FeS2 và FeCO3 thu dc 2 khí M = 22,085 . 2 là CO2 và NO2

gọi mol FeCO3 = x => mol CO2 = x . mol NO2 = 0,225 + x có M = 44,17 => x = ...

làm lạnh thì theo mình, 1 phần NO2 => N2O4 => C có: N2O4, CO2 và NO2

Đến đây bạn tính toán cẩn thận sẽ ra thôi.

Bài 2: 2 khí có mol = nhau mà M = 37 có 3 khí là CO2 => khí còn lại là NO ( giả sử mol mỗi khí = 3 => NO )

a ) Với mỗi khí = 3 mol => mol CO2 = 3 = mol FeCO3.

e cho = e nhận => 3 + 3x = 9 => x = 2 => % FeCO3 = 75,65 . % Fe = 24,35

cô cạn => mol Fe(NO3)3 = 5 => mol NO2 = 15. mol O2 = 3,75

Trộn với 3 mol CO2 và 3 mol NO => 2NO + O2 => 2NO2

=> sau p/ứ . mol CO2 = 3 . mol O2 = 2,25 . mol NO2 = 18 => % NO2 = 77,42 . % CO2 = 13 , % O2 = ....

b) biết E = 8,3328 lít ở 1 atm và 54,5 độ C => mol hỗn hợp = 0,31

=> mol NO2 = 0,24 ( chiếm 77,42% về V ) => mol Fe = 1/3 mol N = 0,08.

mol CO2 = 0,13 . 0,31 = 0,04 = mol FeCO3 => mol Fe = 0,08 - 0,04 = 0,04

=> m A = 6,88 gam

Ko thể tránh khỏi sai sót, mong bạn kiểm tra dùm!

:khi (122)::khi (122)::khi (122)::khi (122)::khi (122):
 
H

hothithuyduong

:

b
) biết E = 8,3328 lít ở 1 atm và 54,5 độ C => mol hỗn hợp = 0,31

=> mol NO2 = 0,24 ( chiếm 77,42% về V ) => mol Fe = 1/3 mol N = 0,08.


mol CO2 = 0,13 . 0,31 = 0,04 = mol FeCO3 => mol Fe = 0,08 - 0,04 = 0,04


=> m A =
6,88 gam


bạn ơi bạn tính tóan nhầm rồi.

số mol của hỗn hợp E là 0,5 chứ:)

Dựa vào câu a tính đk số mol của NO là 0,06 = số mol của FeCO3

Áp dung bảo tòan e ở câu a ta tính đk [TEX]n_{Fe} = \frac{2}{3}n_{FeCO_3} = 0,04.[/TEX]

do đó [TEX]m_A = 9,2 (g).[/TEX]
 
A

ahcanh95



bạn ơi bạn tính tóan nhầm rồi.

số mol của hỗn hợp E là 0,5 chứ:)

Dựa vào câu a tính đk số mol của NO là 0,06 = số mol của FeCO3

Áp dung bảo tòan e ở câu a ta tính đk [TEX]n_{Fe} = \frac{2}{3}n_{FeCO_3} = 0,04.[/TEX]

do đó [TEX]m_A = 9,2 (g).[/TEX]

Cảm ơn bạn đã góp ý! mình đã thấy phần b bài 2 đã có sai sót.

Nhưng mol hỗn hợp 0,31 thì theo mình là đúng chứ.

áp dụng: n = P . V / R . T => n = 8,3323 . 1 / 0,082 . ( 54,5 + 273 ) = 0,31

=> mol FeCO3 = mol CO2 = 0,31 . 0,13 = 0,04 mol. => mol Fe = 2/3 mol FeCO3 = 0,08 / 3

=> m A = 6,13 gam
 
H

hothithuyduong

Cảm ơn bạn đã góp ý! mình đã thấy phần b bài 2 đã có sai sót.

Nhưng mol hỗn hợp 0,31 thì theo mình là đúng chứ.

áp dụng: n = P . V / R . T => n = 8,3323 . 1 / 0,082 . ( 54,5 + 273 ) = 0,31

=> mol FeCO3 = mol CO2 = 0,31 . 0,13 = 0,04 mol. => mol Fe = 2/3 mol FeCO3 = 0,08 / 3

=> m A = 6,13 gam

tớ nhìn nhầm.đề chính xác là 1,5atm chứ ko phải 1atm:).lúc sáng cô giáo mới cho lớp tớ làm;)).bạn thien_nga_1995 ghi sai đề chỗ này:).Giờ thì chính xác rồi bạn àk:D
 
Top Bottom