Hồi trước mình cũng yếu môn Hóa và mỗi khi đọc bài tập kiểu như thế này thì đều có câu hỏi như bạn vậy.
Xin bổ sung cho ý kiến của Tmod. Có gì sai sót mong giúp đỡ!
1, HNO3 dư cho kim loại tan hết
1) Đề "ghi cho chất đó tác dụng với chất đó lấy dư" có ý nghĩa rằng: sau phản ứng sẽ có chất còn dư. Một số phản ứng, tuy rằng các chất tham gia y hệt nhau, nhưng sản phẩm sinh ra là gì lại phụ thuộc vào tỉ lệ số mol và chất còn dư đấy bạn.
Trong trường hợp của bạn có Fe là kim loại đặc biệt (đề thi và kiểm tra trên lớp hay xoáy vào, bạn nhớ lấy), nếu lấy HNO3 dư hoặc vừa đủ thì sẽ xảy ra phản ứng:
[tex]Fe+4HNO_3\rightarrow Fe(NO3)_3+NO+2H_2O[/tex]
Nhưng nếu lấy HNO3 thiếu (tức là Fe dư) thì phản ứng lúc này lại xảy ra 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là như trên, giai đoạn thứ hai là
[tex]Fe+2Fe(NO_3)_3\rightarrow 3Fe(NO_3)_2[/tex]
Bạn đừng rối. Làm nhiều bài tập rồi sẽ quen.
2) Hiểu nôm na sản phẩm khử như thế này: Trong đề bài, ta thấy chất khử chính là các kim loại, còn chất oxi hóa là N(số oxh +5) trong HNO3. Sau quá trình khử, N(+5) bị giảm số oxh xuống thành các số oxh thấp hơn, tồn tại ở các dạng NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3...
Như vậy "sản phẩm khử duy nhất là NO" tức là phản ứng oxh-khử chỉ sinh ra sản phẩm khử là khí NO và khi làm bằng phương pháp bảo toàn e bạn chỉ cần phải xét đến trường hợp N(+5) -> N(+2). Nếu đề cho thêm các sản phẩm khác thì lại phải xét thêm chúng vào.
3) Bài này có công thức giải nhanh đó bạn.
Trong trường hợp
KIM LOẠI tác dụng với HNO3:
[tex]n_{NO_3^-} (trong \ muoi)=n_{NO_2}=3n_{NO}=8n_{N_2O}=10n_{N_2}=8n_{NH_4NO_3}[/tex]
[tex]n_{HNO_3 \ pu} =2n_{NO_2}=4n_{NO}=10n_{N_2O}=12n_{N_2}=10n_{NH_4NO_3}[/tex]