♥ [ Hóa học 10]♥Chuyên đề Nhiệt hóa học

R

razon.luv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhiệt hóa học là một chuyên đề còn mới lạ đối với chúng ta. Tuy nó mới lạ nhưng rồi chúng ta sẽ học và để các bạn học tốt phần này. Đặc biết là ôn thi học sinh giỏi, phần này rất quan trọng.
Đa số phần này toàn là lý thuyết, nếu các bạn nắm chắc lý thuyết thì phần bài tập các bạn sẽ xử lý rất dễ.
Phần lý thuyết và công thức đã được nói khá rõ trong quyển sách " Tài liệu giáo khoa chuyên hóa". Mong các bạn đọc và tìm hiểu kỉ để chúng ta có thể làm được bài tập ở topic này.
Một số bài tập cơ bản mở đầu cho chuyên đề nhiệt hóa học

Tính [tex]\delta[/tex] H1 của các phản ứng:

[tex]H_2[/tex] + [tex]Cl_2[/tex] -> [tex]2HCl[/tex] tính [tex]\delta[/tex] H1
[tex]C_H4[/tex] + 4 [tex]Cl2[/tex] -> [tex]C_Cl4[/tex] + [tex]4HCl[/tex] tính [tex]\delta[/tex] H2
Cho biết năng lượng liên kết như sau (kJ/mol)
H-H 435,9
H-Cl 431,0
Cl-Cl 242,4
C-Cl 326,3
C-H 414,2
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Bạn có thể nêu sơ sơ về ndung của nó không, chứ việc bạn nói có trong sách đó có bạn có, có bạn không:|:|:|:| khó lắm
 
R

razon.luv

I - NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
Như chúng ta biết, phản ứng hóa học là quá trình trong đó các chất mới ( sản phẩm phản ứng) được tạo thành từ các chất ban đầu (chất phản ứng). Trong nhiều trường hợp, có sự khác nhau rõ rệt về tính chất giữa chất phản ứng và sản phẩm mà giác quan chúng ta có thể cảm thụ được. Thí dụ khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch NaCl, thấy tạo thành kết tủa trắng AgCl ; khi cho dung dịch HCl vào CaCO3 (đá vôi), thấy bọt khí nâu của Br2 bị biến mất do tạo thành Br-..... Nhưng có nhiều phản ứng, nhìn về bên ngoài, chúng ta không biết đưỡc, thí dụ phản ứng giữa HCl và NaOH loãng.
Mỗi phản ứng hóa học đều kèm theo sự biết đổi năng lượng (toả ra hoặc hấp thụ) do sự khác nhau về năng lượng ( động năng và thế năng) của các nguyên tử, phân tử giữa các chất phản ứng và sản phẩm. Năng lượng đó được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: quang năng (sự phát sáng), cơ năng (các phản ứng nổ) ; điện năng (pin, acquy) và đặc biệt nhiệt năng (toả và thu nhiệt).
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học là năng lượng toả ra hay hấp thụ vào trong phản ứng.
Ở đây chúng ta chỉ nói tới nhiệt hóa học mà thôi, nghĩa là nhiệt phản ứng. Nhiệt hóa học là một lĩnh vực nghiên cứu về nhiệt liên quan đến các phản ứng hóa học và nó là một phần của lĩnh vực rộng hơn gọi là nhiệt động học nghiên cứu về sự chuyển hóa của các dạng năng lượng.
Những phản ứng giải phóng ra nhiệt được gọi là phản ứng toả nhiệt ngược lại, những phản ứng lấy nhiệt từ môi trường xung quanh được gọi là phản ứng thu nhiệt. Việc nghiên cứu nhiệt phản ứng là đối tượng của ngành Nhiệt hóa học.
Cách đây không lâu, để biểu diễn các phản ứng phát nhiệt người ta dùng + Q và phản ứng thu nhiệt bằng chữ - Q viết kèm theo sau phương trình phản ứng, ngày nay lượng nhiệt đó được kí hiệu bằng [tex]\delta H [/tex] (gọi là entanpi hay độ chứa nhiệt của hệ hay nhiệt năng), và có dấu ngược với Q, nghĩa là các phản ứng toả nhiệt có [tex]\delta H [/tex] < 0. và phản ứng thu nhiệt có [tex]\delta H [/tex]> 0. Phương trình phản ứng hóa học có ghi thêm lượng nhiệt thoát ra hoặc hấp thụ vào trạng thái vật lý (rắn, lỏng, khí, dạng thù hình) nên trong phương trình nhiệt hóa học phải ghi trạng thái vật lý của các chất phản ứng cũng như sản phẩm
.

Còn ví dụ và môt số công thức ngày mai mình sẽ cho lên vì bây giờ muộn rồi
 
Last edited by a moderator:
T

thaicuc95

TLGKCH viết hơi ít tham khảo thêm Hóa Lý ở đó viết rất sâu về nhiệt động học
hoặc ít ra cũng có thể là Hóa Vô Cơ 1
 
Top Bottom