Hoá ĐH!

V

vanhophb

mọi người làm giúp em câu 46- đề 438
hoà tan 14,6 gam hỗ hợp X gồm Al và Sn bằng dd HCl dư thu đc 5,6 lít khí đkc , thể tích Oxi vừa đủ để oxi hoá hết X là ?
 
T

toxuanhieu

gọia,b là số mol Alvà Sn.
bảo toàn e ta được hệ pt:
27a+119b=14,6
3a+2b=0,5
giải ra được: a=b=0,1.
bảo toàn e típ:
[TEX]Al^0[/TEX]---> [TEX]Al^{3+}[/TEX] + 3e.
0,1---------------0,3
[TEX]Sn^0[/TEX]--->[TEX]Sn^{4+}[/TEX] +4e.
0,1---------------0,4
[TEX]{O_2}^{0}[/TEX]------->2 [TEX]O^{2-}[/TEX]+4e.
x----------------------4x
=>4x=0,4+0,3=0,7=>x=0,175=> V=3,92 lit.
 
V

vanhophb

hơ hơ Sn hoá trị IV cơ à
trách gì em toàn tưởng 2 làm mãi không ra
ơ mà : tác dụng vs axit ra +2 mà t/d vs oxi lại ra +4 à
cả 2 cái đều là oxh mà , hay là tuỳ mt
cái này em chẳng biết
vs Mn và Cr có giống thế không anh
 
Last edited by a moderator:
T

toxuanhieu

hơ hơ Sn hoá trị IV cơ à
trách gì em toàn tưởng 2 làm mãi không ra
ơ mà : tác dụng vs axit ra +2 mà t/d vs oxi lại ra +4 à
cả 2 cái đều là oxh mà , hay là tuỳ mt
cái này em chẳng biết
vs Mn và Cr có giống thế không anh
đối với những kim loại nhiều hóa trị thì tác dụng ra hóa trị nào còn tùy vào chất pứ. Ở đây khả năng oxh của [TEX]O_2[/TEX] cao hơn H+ trong HCl nên nó có thể đẩy số oxh của KL lên cao hơn. Bạn có thể thấy trường hợp tương tự với Fe.
Còn Mn và Cr thì mình ko chắc lém vì lên 12 mới học đầy đủ. Nhưng theo mình được biết thì Cr cũng là 1 KL có nhiều hóa trị nên tùy vào khả năng oxh mạnh hay yếu của các chất oxh.
VD: [TEX]O_2[/TEX] đẩy[TEX] Fe^0 [/TEX]lên [TEX]Fe^{+\frac{8}{3}[/TEX] nhưng HNO3 lại đẩy được Fe lên tận [TEX]Fe^{+3}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

pk_ngocanh

o` thì Sn hóa trị 4
theo kinh nghiệm vít pt của tớ thì tớ thấy
2Al cộng với tận 6HCl trong khí đó thì 2Al chỉ kết hợp với 3O2
cho Sn hóa trị 4 ,=> nó phải cộng với 4HCl trong khi đó Sn chỉ kết hợp với 2O2
vậy ta thấy số mol phản ứng của O2 bằng 1 nửa số mol của HCl vậy V O2 = 5.6/2 = 2.8l
hj` hj` câu này em làm trong 10s
 
A

anh_cvp

Câu 10-285 nè: mình vẫn chưa làm dc....
cho m g [tex]ZnSO_4[/tex] vào nước ->dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thu được a g kết tủa. cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X cũng thu dc a gam kết tủa. m=?
 
V

vanhophb

câu trên của anhcvp dễ ...
thí nghiệm 2 : khối lượng kết tủa sinh thêm sẽ tan ngay và 2 khối lượng này bằng nhau
 
T

toxuanhieu

Câu 10-285 nè: mình vẫn chưa làm dc....
cho m g [tex]ZnSO_4[/tex] vào nước ->dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thu được a g kết tủa. cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X cũng thu dc a gam kết tủa. m=?
từ đề bài dễ dàng suy ra ở TH1 thì [TEX]{OH}^{-} [/TEX]hết và ở TH2 [TEX]Zn^{2+} [/TEX]hết.
TH1: [TEX]n_{OH^{-}}=0,22 mol[/TEX]=> [TEX]n_{ket tua}[/TEX]= 0,11 mol.
TH2: [TEX]n_{OH^{-}}[/TEX]=0,28 mol. Gọi xlà số mol [TEX]ZnSO_4[/TEX]
[TEX]Zn^{2+}+2OH^{-}=> Zn(OH)_2[/TEX]
x------------ 2x----------------x
[TEX]Zn(OH)_2+2OH^{-}=> ZnO_2^{2-}[/TEX]
x-0,11--------2x-0,22
=> 2x-0,22+2x=0,28
=> x=0,125=> m=20,125.
bài này nếu trắc nghiệm thì làm thế này lâu quá.
Vì thế đối với dạng bài này có Ct tính rất nhanh cho từng TH.
Cách làm trắc nghiệm:
TH1: KOH hết
[TEX]n_{KOH}=2n_{ket tua}=> n_{ket tua}[/TEX]=0,11 mol.
TH2: ZnSO4 hết.
[TEX]n_{OH^{-}}=4n_{Zn^{2+}}-2n_{ket tua}[/TEX]
do đó: [TEX]n_{Zn^{2+}}= \frac{0,28-2.0,11}{4}[/TEX]=0,125 mol.
 
Top Bottom