[Hoá] Đề thi THTP Phụ Dực

T

thehung08064

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một hỗn hợp khí A sinh ra từ tháp tổng hợp NH3 gồm NH3,N2,H2 cho vào bình rồi bật tia lửa điện một thời gian sau thấy thể tích hỗn hợp tăng 25%. Dẫn tiếp hỗn hợp đó qua bình đựng CuO đun nóng, rồi qua tiếp ống đựng CaCl2 khan thấy thể tích giảm 75% so với trước khi thực hiện các thí nghiệm. Giả thiết NH3 bị nhiệt phân hoàn toàn.Hiệu suất của phản ứng tạo NH3 trong tháp tổng hợp là
A 20% B 40% C 25% D 30%

Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dd A; a gam kết tủa B và hỗn hợp khí C. Lọc kết tủa . Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa nữa. Hỏi trong hỗn hợp X thì Al4C3 và CaC2 được trộn với tỉ lệ mol nào
A 1:1 B 1:2 C 1:3 D 2:1

Câu3: Khi cho 13,8gam glixerol (X) tác dụng với axit fomic thì thu được hợp chất hữu cơ (Y) có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng chất (X) ban đầu. Biết hiệu suất của phản ứng là 73,35%. Vậy tổng số nguyên tử có trong (Y) là :
A 16 B 14 C 18 D 20


Câu 4: Cho 17,04 hỗn hợp rắn A gồm Ca,MgO,Na2O tác dụng hết với 720ml dd HCl 1M (vừa đủ) thu được dd A.Khối lượng muối NaCl có trong dd A là : đáp án 14,04g

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Na,Ca,Na2O,CaO.Hòa tan hết 51,3gam hỗn hợp X thu được 5,6lit H2(đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là? đáp án là :m=72gam(đã làm được)


Tiêu đề đúng qui định_đã sửa
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 4: Cho 17,04 hỗn hợp rắn A gồm Ca,MgO,Na2O tác dụng hết với 720ml dd HCl 1M (vừa đủ) thu được dd A.Khối lượng muối NaCl có trong dd A là : đáp án 14,04g
câu này đơn giản nhất,e làm trước
quy hỗn hợp ban đầu về x mol(Ca,MgO),do có cùng phân tử khối bằng 40 và y mol Na2O
ta có hệ
40x+62y=17,04
và 2x+2y=0,72
giải ra ta được x=0,24 và y=0,12
khối luộng muối NaCl=0,12*2*58,5=14,04g
 
T

thehung08064

câu này đơn giản nhất,e làm trước
quy hỗn hợp ban đầu về x mol(Ca,MgO),do có cùng phân tử khối bằng 40 và y mol Na2O
ta có hệ
40x+62y=17,04
và 2x+2y=0,72
giải ra ta được x=0,24 và y=0,12
khối luộng muối NaCl=0,12*2*58,5=14,04g

ok,thế mà anh không nghĩ ra.nhẩm ngu ngu nữa chứ,cũng nghĩ tới quy đổi.thanks :D
vậy thì bài 5 cũng xong rồi :D.ok.
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Na,Ca,Na2O,CaO.Hòa tan hết 51,3gam hỗn hợp X thu được 5,6lit H2(đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là? đáp án là :m=72gam
tiếp câu này
bài này quy đổi hỗn hợp đầu về Na,Ca=x,O=y
số mol Na=số mol NaOH=0,7
tác dụng với H2O
Na + e======>Na+ O +2e==========>O-2
0,7----0,7 y---2y
Ca +2e======>Ca2+ H2O +2e========>H2
x-------2x 0,5<-------------0,25
ta có 2x+0,7=0,5+2y
kết hợp với phương trình khối lượng nữa giải ra ta được x=0,6
suy ra khối lượng kết tủa =0,6*120=72g
bảo toàn e: 0,7+2x=2y+0,5
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 1: Một hỗn hợp khí A sinh ra từ tháp tổng hợp NH3 gồm NH3,N2,H2 cho vào bình rồi bật tia lửa điện một thời gian sau thấy thể tích hỗn hợp tăng 25%. Dẫn tiếp hỗn hợp đó qua bình đựng CuO đun nóng, rồi qua tiếp ống đựng CaCl2 khan thấy thể tích giảm 75% so với trước khi thực hiện các thí nghiệm. Giả thiết NH3 bị nhiệt phân hoàn toàn.Hiệu suất của phản ứng tạo NH3 trong tháp tổng hợp là
A 20% B 40% C 25% D 30%
Cho hh ban đầu có V = 22.4l cho dễ tính.

[tex]N_2 + 3H_2 \Leftrightarrow 2NH_3[/tex]

Sau khi bật tia lửa điện 1 thời gian thì mol tăng 0.25 mol, vậy đã có 0.25 mol [tex]NH_3[/tex] tham gia phản ứng nghịch. Mà phản ứng này là hoàn toàn, nên [tex]NH_3[/tex] trong hh này là 0.25 mol.

Dẫn qua CuO nung nóng: [tex]H_2 + CuO \rightarrow Cu + H_2O[/tex]

Giảm 75% so với khi chưa thực hiện các thí nghiệm, ở đây tức là so với lúc vừa bật tia lửa điện xong. Sau khi bật tld thì mol hh là 1.25 mol \Rightarrow 75% là 0.9375 mol. Lượng này chính là [tex]H_2[/tex] mất đi do khử CuO.

Vậy [tex]n_{H_2}[/tex] sau khi bật tld = 0.9375, [tex]n_{N_2} = 0.3125[/tex] \Rightarrow Vừa đủ, tính H theo cái nào cũng dc.

0.3125 mol [tex]N_2[/tex] tạo 0.625 mol [tex]NH_3[/tex], thực tế tạo 0.25 \Rightarrow H = 40%.

Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dd A; a gam kết tủa B và hỗn hợp khí C. Lọc kết tủa . Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa nữa. Hỏi trong hỗn hợp X thì Al4C3 và CaC2 được trộn với tỉ lệ mol nào
A 1:1 B 1:2 C 1:3 D 2:1
[tex]Al_4C_3 + 12H_2O \rightarrow 4Al(OH)_3 + 3CH_4[/tex]

[tex]CaC_2 + 2H_2O \rightarrow Ca(OH)_2 + C_2H_2[/tex]

[tex]2Al(OH)_3 + Ca(OH)_2 \rightarrow Ca[Al(OH)_4]_2[/tex]

Cho [tex]n_{CaC_2} = 1,\tex{ }n_{Al_4C_3} = x.[/tex]

Có kết tủa chứng tỏ [tex]n_{Ca(OH)_2}\tex{ }<\tex{ }0.5n_{Al(OH)_3} \Rightarrow 1\tex{ }<\tex{ }2x \Rightarrow x\tex{ }>\tex{ }0.5.[/tex]

[tex]n_{Ca[Al(OH)_4]_2} = n_{Ca(OH)_2} = 1, n_{Al(OH)_3} = 4x - 2 \Rightarrow a = 312x - 156[/tex]

[tex]CO_2 + Ca[Al(OH)_4]_2 \rightarrow 2Al(OH)_3 + CaCO_3 + H_2O[/tex]

[tex]n_{CO_2} = 3x + 2\tex{ }>\tex{ }1 \Rightarrow n_{Al(OH)_3} = 2[/tex]

[tex]CO_2[/tex] dư 3x + 2 - 1 = 3x + 1 > 1 \Rightarrow Đủ hoà tan hết [tex]CaCO_3[/tex]

Vậy kết tủa chỉ có 2 mol [tex]Al(OH)_3 = 156g \Rightarrow 156 = 312x - 156 \Rightarrow x = 1[/tex]

Vậy tỉ lệ trộn là 1:1.

Câu3: Khi cho 13,8gam glixerol (X) tác dụng với axit fomic thì thu được hợp chất hữu cơ (Y) có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng chất (X) ban đầu. Biết hiệu suất của phản ứng là 73,35%. Vậy tổng số nguyên tử có trong (Y) là :
A 16 B 14 C 18 D 20
[tex]n_{glicerol} = 0.15 \Rightarrow n_{lipid} = 0.15*73.35% = 0.11[/tex]

[tex]m_{lipid} = 1.18m_{glicerol} = 16.284g \Rightarrow M_{lipid} = 148[/tex]

\Rightarrow Y là lipid chứa 2 gốc [tex]\tex{HCOO-}[/tex] \Rightarrow Số phân tử là 18
 
G

gororo

Cho hh ban đầu có V = 22.4l cho dễ tính.

[tex]N_2 + 3H_2 \Leftrightarrow 2NH_3[/tex]

Sau khi bật tia lửa điện 1 thời gian thì mol tăng 0.25 mol, vậy đã có 0.25 mol [tex]NH_3[/tex] tham gia phản ứng nghịch. Mà phản ứng này là hoàn toàn, nên [tex]NH_3[/tex] trong hh này là 0.25 mol.

Dẫn qua CuO nung nóng: [tex]H_2 + CuO \rightarrow Cu + H_2O[/tex]

Giảm 75% so với khi chưa thực hiện các thí nghiệm, ở đây tức là so với lúc vừa bật tia lửa điện xong. Sau khi bật tld thì mol hh là 1.25 mol \Rightarrow 75% là 0.9375 mol. Lượng này chính là [tex]H_2[/tex] mất đi do khử CuO.

Vậy [tex]n_{H_2}[/tex] sau khi bật tld = 0.9375, [tex]n_{N_2} = 0.3125[/tex] \Rightarrow Vừa đủ, tính H theo cái nào cũng dc.

0.3125 mol [tex]N_2[/tex] tạo 0.625 mol [tex]NH_3[/tex], thực tế tạo 0.25 \Rightarrow H = 40%.
Mình nghĩ bạn đã hiểu sai vấn đề và trình bày cũng có phần trục trặc, tuy rằng kết quả đúng
Thứ nhất: Đã là p.ư thuận nghịch thì cả thuận và nghịch đều song song và đồng thời, vì vậy đoạn lập luận đầu tiên của bạn sai! Theo mình thì đề bài chưa cho đủ đk cần thiết nhưng rõ ràng ở đây xảy ra 2 p.ư hoàn toàn khác nhau: 1 là p.ư tổng hợp NH3 - cái này thuận nghịch, 2 là phân huỷ NH3 - cái này hoàn toàn

Thứ hai: đề bài hỏi H của p.ư tổng hợp NH3 trong tháp, cái bạn tính là H trong bình

Mình tính như sau:
Dễ thấy sau khi bật tia lửa điện thì hh thu đc chỉ có N2 và H2 và cái 75% kia rõ ràng là H2O => nH2 = 3nN2
Do trong NH3 cái tỉ lệ này đã tồn tại nên chọn luôn trong hh ban đầu có 1 mol N2; 3 mol H2 và a mol NH3
Ta có: (4 + 2a)/(4+a)=1,25
=>a=4/3
N2 => 2NH3
=>H=2/3 : (2/3+1) .100=40%
 
T

thehung08064

giúp mình bài này nữa :

Câu 6: Hoàn tan 0,1 mol FeS2 trong 1 lít dung dịch HNO3 1,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng Cu tối đa có thể tan trong X, biết sản phẩm khử HNO3 trong các quá trình trên là NO duy nhất.
A. 12,8 gam B. 25,6 gam C. 22,4 gam D. 19,2 gam

Câu 7:Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có phản ứng xẩy ra là: A. 8 B. 12 C. 9 D. 10
 
M

m4_vu0ng_001

Câu 6: Hoàn tan 0,1 mol FeS2 trong 1 lít dung dịch HNO3 1,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng Cu tối đa có thể tan trong X, biết sản phẩm khử HNO3 trong các quá trình trên là NO duy nhất.
A. 12,8 gam B. 25,6 gam C. 22,4 gam D. 19,2 gam
FeS2--+15e--->Fe3+ + 2SO4(2-)
0,1------1,5------0,1---------0,2
H+ + NO3(-) +3e----------NO +2H2O
0,5<----0,5<------1,5
sau phản ứng này sẽ taoj muối sunfat và axit sunfuaric và còn dư HNO3
trong đó,số mol muối Fe2(SO4)3=0,05
=>nH2SO4=0,2-0,05.3=0,05
số mol HNO3 dư=0,7 vì ko tạo muối Nitrat mà
do đó,sau phản ứng có 0,8 mol H+,0,7 mol NO3-
3Cu + 8H+ +2N03 +3e -------3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,3<---0,8
2Fẻ3+ + Cu ------->Cu2+ + 2Fe2+
0,1------>0,05
=>nCu=0,35
=>m=22,4
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

H

hoangtucatvu

giúp mình bài này nữa :



Câu 7:Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có phản ứng xẩy ra là: A. 8 B. 12 C. 9 D. 10
C2H5OH:CH3COOH
C6H5OH:NaOH
C6H5NH2:HCl,CH3COOH
C6H5ONa:HCl,CH3COOH
NaOH:CH3COOH
HCl:NaOH
 
N

nishiwodebao381

C6H5OH voi C6H5NH2.. làm gì có phản ứng này chứ.. đề Phụ Dực hay đấy
 
T

thehung08064

nản thật.cái đề Nguyễn Trung Ngạn Hưng Yên có câu này đáp án lại là 9,còn DHQGHN đáp án lại là 8,mình gặp câu này nhiều rồi,chắc khoảng 3 hay 4 lần rồi đó,mà đáp án của mấy đề kia là 9 có mỗi cái đề DHQGHN là 8,hihi.mình thấy sao sao nên post lên.hỏi mọi người.mình nghĩ là 9 thì đúng hơn,mọi người xem giùm.
 
Top Bottom