Hoá dễ ẹc nè

K

kiburkid

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Cho 21 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm R và Al vào nước dư được 0,5 mol [TEX]H_2[/TEX] và 4,5 gam chất rắn ko tan, tìm R.
A, Rb
B, Na
C, K
D, Li

2, Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm [TEX]Fe_3O_4[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX] trong 63 gam dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] thu được 1,568 lít [TEX]NO_2[/TEX] (đktc). Dung dịch thu đc cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu đc 9,76 gam chất rắn.
Tính nồng độ % của dd HNO3 (giả thiết HNO3 ko bị mất đi trong quá trình phản ứng).
A, 44,2 %
B, 46,2 %
C, 47,2 %
D, 46,6 %

3, Cho 100ml dd Ba(OH)2 2M vào dung dịch chứa [TEX]NH_4^+ ; Al^+; 0,15mol NO_3^- ; 0,1 molSO_4^{2-} [/TEX], đung nóng đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn có 1,12 lít khí mùi khai thoát ra và m gam kết tủa. m là
A, 31,1g
B, 23,3g
C, 7,8g
D, 27,2g

4,Cho các kim loại và ion sau: Cr, Fe2+, Mn, Mn2+, Fe3+ (cho ZCr = 24, ZMn= 25, ZFe = 26 ). Nguyên tử và ion có cùng số electron độc thân là:
A. Mn, Mn2+ và Fe3+
B. Mn2+, Cr, Fe3+
C. Cr và Fe2+
D. Cr và Mn

5, Hấp thụ 6,72 lít SO2 vào 200ml dd KOH1M, NaOH 0,85M, BaCl2 0,45M sau đó cho tiếp 300ml dd Ba(OH)2 0,1M thu đc m gam kết tủa. Tìm m

6, Hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. ĐỐt cháy hoàn toàn m gam X thu đc 1,65 mol CO2; 2,775 mol H2O và V lít N2. Tìm V
A, 2,8
B, 8,4
C, 3,36
D, 5,6

 
Last edited by a moderator:
H

hoangtucatvu

cau1:dap so la K

Cau 4:dap so la C
...................................................................
 
N

nhoc_maruko9x

1, Cho 21 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm R và Al vào nước dư được 0,5 mol [TEX]H_2[/TEX] và 4,5 gam chất rắn ko tan, tìm R.
A, Rb
B, Na
C, K
D, Li
[tex]m_{hh} = 21 - 4.5 = 16.5g[/tex]

[tex]\left\{n_R = n_{Al}\\0.5n_R + 1.5n_{Al} = n_{H_2}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_R = n_{Al} = 0.25 \Rightarrow R = 39[/tex]
2, Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm [TEX]Fe_3O_4[/TEX] và [TEX]FeS_2[/TEX] trong 63 gam dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] thu được 1,568 lít [TEX]NO_2[/TEX] (đktc). Dung dịch thu đc cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu đc 9,76 gam chất rắn.
Tính nồng độ % của dd HNO3 (giả thiết HNO3 ko bị mất đi trong quá trình phản ứng).
A, 44,2 %
B, 46,2 %
C, 47,2 %
D, 46,6 %
Chắc là nung trong không khí?

[tex]\left\{n_{Fe_3O_4} + 15n_{FeS_2} = n_e =0.07\\1.5n_{Fe_3O_4}+0.5n_{FeS_2} = n_{Fe_2O_3} = 0.061[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{Fe_3O_4} = 0.04;\tex{ }n_{FeS_2} = 0.002[/tex]

[tex]\Rightarrow n_{H_2SO_4} = 0.004 \Rightarrow n_{NaOH}[/tex] phản ứng với [tex]HNO_3 = 0.026[/tex]

[tex]n_{NO_3^-} = 9n_{Fe_3O_4} + 3n_{FeS_2} = 0.366 \Rightarrow n_{HNO_3} = n_{NO_3^-} + n_{NO_2} + 0.026 = 0.462 \Rightarrow \tex{%HNO_3 = 46.2%}[/tex]

3, Cho 100ml dd Ba(OH)2 2M vào dung dịch chứa [TEX]NH_4^+ ; Al^+; 0,15mol NO_3^- ; 0,1 molSO_4^{2-} [/TEX], đung nóng đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn có 1,12 lít khí mùi khai thoát ra và m gam kết tủa. m là
A, 31,1g
B, 23,3g
C, 7,8g
D, 27,2g
[tex]n_{OH^-} = 0.4[/tex]

[tex]n_{NH_4^+} + 3n_{Al^{3+}} = n_{NO_3^-} + 2n_{SO_4^{2-}} = 0.35[/tex]

[tex]\Rightarrow NH_4^+[/tex] phản ứng hết [tex]\Rightarrow n_{NH_4^+} = 0.05 \Rightarrow n_{Al^{3+}} = 0.1[/tex]

[tex]\Rightarrow m = 27.2g[/tex]
 
K

kiburkid

[tex]m_{hh} = 21 - 4.5 = 16.5g[/tex]

[tex]\left\{n_R = n_{Al}\\0.5n_R + 1.5n_{Al} = n_{H_2}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_R = n_{Al} = 0.25 \Rightarrow R = 39[/tex]

Mặc dù ra đúng kết quả
Nhưng em ko thể hiểu được
[tex]m_{hh} = 21 - 4.5 = 16.5g[/tex]
Cái ni nghĩa là rì ???

Còn câu 4 đáp án là A đó
Anh giải thích dùm em đi
............................
 
N

nhoc_maruko9x

Còn câu 4 đáp án là A đó
Anh giải thích dùm em đi
............................
21 - 4.5 tức là khối lượng của hh đã phản ứng. Phần Al chưa phản ứng thì chả cần xét đến làm gì, nên trừ đi coi như hh chỉ có 16.5g.
Còn câu 4 thì các e lớp ngoài ở xa hạt nhân hơn, có năng lượng lớn hơn nên tách ra trước:

[tex]Mn:\tex{ }[Ar]4s^23d^5 \rightarrow Mn^{2+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

[tex]Fe:\tex{ }[Ar]4s^23d^6 \rightarrow Fe^{3+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

Tất cả e độc thân phân bố ở phân lớp d nên các nguyên tử, ion Mn, Mn2+ và Fe3+ có cùng số e độc thân.
 
T

traimuopdang_268

[tex]m_{hh} = 21 - 4.5 = 16.5g[/tex]

[tex]\left\{n_R = n_{Al}\\0.5n_R + 1.5n_{Al} = n_{H_2}[/tex]

[tex]\Rightarrow n_R = n_{Al} = 0.25 \Rightarrow R = 39[/tex]
Vì sau khi pu có 4,5g kl ko tan, Tức là cái thằng Al còn lại k hoà tan đó:)

sau khi trừ đi. thi sẽ ra m_ hh R và Al pu

Như vậy thì mới giải pt được.
tu số mol và khối lượng suy ra M lớn


4,Cho các kim loại và ion sau: Cr, Fe2+, Mn, Mn2+, Fe3+ (cho ZCr = 24, ZMn= 25, ZFe = 26 ). Nguyên tử và ion có cùng số electron độc thân là:
A. Mn, Mn2+ và Fe3+
B. Mn2+, Cr, Fe3+
C. Cr và Fe2+
D. Cr và Mn
bài này viết cấu hình bình thường mà. Nếu k nhớ thì dở bảng tuần hoàn ra xem:D
Mn:[TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^2[/TEX]
[TEX]Mn^{2+} : 1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]
[TEX]Fe^{3+} : 1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]

chỉnh lý lại bài dưới nhá:D

Khoan. hình như có vấn đề

 
Last edited by a moderator:
K

kiburkid

21 - 4.5 tức là khối lượng của hh đã phản ứng. Phần Al chưa phản ứng thì chả cần xét đến làm gì, nên trừ đi coi như hh chỉ có 16.5g.
Còn câu 4 thì các e lớp ngoài ở xa hạt nhân hơn, có năng lượng lớn hơn nên tách ra trước:

[tex]Mn:\tex{ }[Ar]4s^23d^5 \rightarrow Mn^{2+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

[tex]Fe:\tex{ }[Ar]4s^23d^6 \rightarrow Fe^{3+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

Tất cả e độc thân phân bố ở phân lớp d nên các nguyên tử, ion Mn, Mn2+ và Fe3+ có cùng số e độc thân.

I see...

bài này viết cấu hình bình thường mà. Nếu k nhớ thì dở bảng tuần hoàn ra xem

Đi thi được mang bảng tuần hoàn thì em mang liền






Câu ni nữa nà

5, Hấp thụ 6,72 lít SO2 vào 200ml dd KOH1M, NaOH 0,85M, BaCl2 0,45M sau đó cho tiếp 300ml dd Ba(OH)2 0,1M thu đc m gam kết tủa. Tìm m

Thôi khỏi cho ABCD. Anh chỉ em cách làm mấy bài dạng ni lun nha :D
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

21 - 4.5 tức là khối lượng của hh đã phản ứng. Phần Al chưa phản ứng thì chả cần xét đến làm gì, nên trừ đi coi như hh chỉ có 16.5g.
Còn câu 4 thì các e lớp ngoài ở xa hạt nhân hơn, có năng lượng lớn hơn nên tách ra trước:

[tex]Mn:\tex{ }[Ar]4s^23d^5 \rightarrow Mn^{2+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

[tex]Fe:\tex{ }[Ar]4s^23d^6 \rightarrow Fe^{3+}:\tex{ }[Ar]3d^5[/tex]

Tất cả e độc thân phân bố ở phân lớp d nên các nguyên tử, ion Mn, Mn2+ và Fe3+ có cùng số e độc thân.
4,Cho các kim loại và ion sau: Cr, Fe2+, Mn, Mn2+, Fe3+ (cho ZCr = 24, ZMn= 25, ZFe = 26 ). Nguyên tử và ion có cùng số electron độc thân là:
A. Mn, Mn2+ và Fe3+
B. Mn2+, Cr, Fe3+
C. Cr và Fe2+
D. Cr và Mn
Cái này đáp án C

cái p/a A. Sau đó cái Fe3+ và Mn2+ có 3 e độc thân, nhưng cái thằng Mn có 5 e độc thân.
Mn:[TEX]1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^2[/TEX]
[TEX]Mn^{2+} : 1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]
[TEX]Fe^{3+} : 1s^22s^22p^63s^23p^63d^34s^2[/TEX]

Chị cãi giải :))

Nghe theo cái đáp án giải của e mà kôko cũng nhầm kìa. Đầu tiên viết ra đúng mà đọc thế nào 5 giống 3,đến chịu :D
giờ ở nhà hay đi thi ;))
 
Last edited by a moderator:
K

kiburkid

Cái này đáp án C

cái p/a A. Sau đó cái Fe3+ và Mn2+ có 3 e độc thân, nhưng cái thằng Mn có 5 e độc thân.

Chị cãi giải :))

giờ ở nhà hay đi thi ;))

Chị á ??? Trước h vẫn tưởng anh mới chết chứ :))
Tất cả đều có 5 mà. Như anh maruko nói thì nó bứt lớp s nên còn lại d5

Cho em bài nữa nhá

6, Hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. ĐỐt cháy hoàn toàn m gam X thu đc 1,65 mol CO2; 2,775 mol H2O và V lít N2. Tìm V
A, 2,8
B, 8,4
C, 3,36
D, 5,6
 
Top Bottom