Hoá.Bài tập KL, oxit axit <tiêu đề>_Yumi_

L

longsat035

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chia 39,2 gam gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng với dung dịch HCl dư được 38,85 gam muối khan. Phần thứ 2 tác dụng với dung dịch B gồm HCl và H2SO4 loãng thu được 41,975 gam muối khan. Số mol HCl trong dung dịch B là
A. 0,40 B. 0,45 C. 0,50 D. 0,4375
Câu 2: Thực hiện phản ứng crakinh hoàn toàn m gam butan, thu được hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon. Cho A qua dung dịch nước có hòa tan 11,2 gam Br2 thấy dung dịch bị mất màu hoàn toàn. Có 2,912 lit khí (đktc) thoát ra khỏi bình, khí này có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Giá trị của m là
A. 4,64 B. 5,80 C. 5,22 D. 6,96
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 19,5 gam Zn vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và Fe(NO3)3 1,5M. Sau khi các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 42,6 B. 29,6 C. 36,1 D. 26,8
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm etan, propen và buta-1,3-dien có tỷ khối hơi so với H2 bằng 22,5. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit X (đo ở đktc) rồi cho sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam. Giá trị của m là
A. 27,5g B. 17,7g C. 19,5g D. 32,5g
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa, dung dịch A và khí H2. Nếu cho m gam X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và khí H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 41,424 B. 40,424 C. 41,104 D. 40,104
Câu 6: Cho 15,9 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. sau khi các phản ứng xảy ra hoàn thu được 0,84 lit NO( duy nhất ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,2 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 37,875g B. 24,375g C. 27,225g D. 75,750g
Câu 7: Trùng hợp 65,0 gam stiren bằng cách đun nóng chất này với một lượng nhỏ chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại bỏ benzoyl peoxit) vào 1 lit dung dịch brom 0,15M; sau đó thêm KI dư thấy sinh ra 6,35 gam iot. Hiệu suất phản ứng trùng hợp stiren là
A. 80% B. 84% C. 75% D. 66,67%
Câu 8: Cho 0,5 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho 1 luồng khí clo đi chậm qua dung dịch X để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 60,500g B. 97,350g C. 78,625g D. 93,750 g
Câu 9: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng dung dịch giảm:
A. 30,55 gam. B. 12,8 gam. C. 27,0 gam. D. 18,4 gam.
Câu 10: Hoà tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M; sau khi kết thúc phản ứng thu được V lit hỗn hợp khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,68 B. 0,672 C. 1,008 D. 1,344
Câu 11: Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ để khí Y bay hết ra ngoài còn lại dung dịch Z. Cho toàn bộ khí Y tác dụng với dung dịch HNO2, thu được chất hữu cơ M. Đốt hoàn toàn M thu được 6,6 gam CO2 và 4,05 gam H2O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn Z thu được khối lượng muối khan là
A. 6,15 gam B. 7,190 gam C. 6,375 gam D. 6,258 gam


Các bạn cố gắng trả lời nhanh dùm mình nhé! Mình cảm ơn các bạn rất nhiều!!!:)
 
C

chontengi

Câu 2: Thực hiện phản ứng crakinh hoàn toàn m gam butan, thu được hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon. Cho A qua dung dịch nước có hòa tan 11,2 gam Br2 thấy dung dịch bị mất màu hoàn toàn. Có 2,912 lit khí B (đktc) thoát ra khỏi bình, khí này có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Giá trị của m là
A. 4,64 B.5,80 C. 5,22 D. 6,96
C4H10 ---> CH4 + C3H6


nBr2 = 0,07

---> nC3H6 = 0,07

C3H6 ko pư hết

C3H6 ....42.........................6

...........................22...........

CH4.......16.........................20


--> nC3H6 = 0,03 ; nCH4 = 0,1

m = (0,07 + 0,03).42 + 0,1.16 = 5,8





Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm etan, propen và buta-1,3-dien có tỷ khối hơi so với H2 bằng 22,5. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit X (đo ở đktc) rồi cho sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 0,2 gam. Giá trị của m là
A. 27,5g B. 17,7g C.19,5g D. 32
CnH6 --> 3H2O + nCO2

nX =0,1 --> nH2O = 0,3

n = (45 - 6)/12 = 3,25

mCO2 + mH2O = 6,05 + 5,4 = 19,7

mkt = 19,7 - 0,2 = 19,5


Câu 6: Cho 15,9 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. sau khi các phản ứng xảy ra hoàn thu được 0,84 lit NO( duy nhất ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,2 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là
A.37,875g B. 24,375g C. 27,225g D. 75,750g

Cu dư --> tạo muối Fe(2+)

có hệ 64a + 232b = 15,9 - 1,2

2a - 2b = 0,1125

--> a = ... ; b= ...

m = 188a + 180b = 37,875


Câu 7: Trùng hợp 65,0 gam stiren bằng cách đun nóng chất này với một lượng nhỏ chất xúc tác benzoyl peoxit. Cho toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (đã loại bỏ benzoyl peoxit) vào 1 lit dung dịch brom 0,15M; sau đó thêm KI dư thấy sinh ra 6,35 gam iot. Hiệu suất phản ứng trùng hợp stiren là
A.80% B. 84% C. 75% D. 66,67%
nI2 = 0,025 = nBr2dư

nBr2 pư = 0,125

--> nC8H8 dư = 0,125

H = 80%
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

Câu 1: Chia 39,2 gam gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng với dung dịch HCl dư được 38,85 gam muối khan. Phần thứ 2 tác dụng với dung dịch B gồm HCl và H2SO4 loãng thu được 41,975 gam muối khan. Số mol HCl trong dung dịch B là
A. 0,40 B.0,45 C. 0,50 D. 0,4375
Giả sử trong B có [TEX]n_O=x[/TEX]

Bảo toàn khối lượng: [TEX]x.(71-16)=38,85-\frac{39,2}{2}=19,25 \Rightarrow x=0,35[/TEX]

[TEX]n_{SO_4^{2-}}=\frac{41,975-38,85}{96-71}=0,125[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{HCl}=2(n_{O}-n_{H_2SO_4})=0,45[/TEX] (do A chỉ có oxit, ko có KL)

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 19,5 gam Zn vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và Fe(NO3)3 1,5M. Sau khi các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 42,6 B. 29,6 C. 36,1 D.26,8

[TEX]n_{Mg}=0,3; n_{Zn}=0,3; n_{Cu(NO_3)_2}=0,2; n_{Fe(NO_3)_3}0,3[/TEX]

Sau khi đẩy được [TEX]n_{Fe}=0,25; n_{Cu}=0,2[/TEX]

\Rightarrow [TEX]m=26,8[/TEX]
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa, dung dịch A và khí H2. Nếu cho m gam X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và khí H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 41,424 B.40,424 C. 41,104 D. 40,104

[TEX]n_{Al(OH)_3}=0,2[/TEX]

[TEX]n_{Al_2(SO_4)_3}=0,18[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{OH^-}=0,6[/TEX] hoặc [TEX]n_{OH^-}=1,24[/TEX]

[TEX]n_{HCl}=1,2[/TEX]

+ Nếu [TEX]n_{OH^-}=0,6 \Rightarrow m=83,704-0,6.35,5=62,404[/TEX]

+ Nếu [TEX]n_{OH^-}=1,24[/TEX]

\Rightarrow [TEX]m=83,704-1,2.35,5 - 0,04.17=40,424[/TEX]
Câu 9: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng dung dịch giảm:
A.30,55 gam. B. 12,8 gam. C. 27,0 gam. D. 18,4 gam.
[TEX]n_{Cl^-}=0,9[/TEX]

Khi K sủi bọt khí \Rightarrow [TEX]n_e=n_{Fe^{3+}}+ 2n_{Cu^{2+}}=0,5[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{Cl_2}=0,25[/TEX]

[TEX]\Delta m=m_{Cu} + m_{Cl_2}=30,55[/TEX]


Giotbuon huynh gặp đệ ở đây đừng oánh đệ nha :D. Là longsat tô đáp án màu đỏ, ko phải đệ tô đâu. :D
=============================================================
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom