[Hóa] Al - thầy Ngọc

D

dichoivinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 25 Dung dịch A là Al2(SO4)3, B là dung dịch NaOH. Trộn 100 ml A với 100 ml B thu được 3,12 gam kết tủa. Trộn 100 ml A với 200 ml B cũng thu được 3,12 gam kết tủa. Nồng độ mol/l tương ứng A và B là:
A. 1M và 0,3M B. 0,3M và 1,2M C. 0,3M và 0,6M D. 0,5M và 1M


Câu 14: Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe2O3 và x (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao khôngcó không khí(giả sử phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe) sau khi kết thúc phản ứng được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong H2SO4 loãng được V (lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Giá trị của x là
A. 0,1233 B. 0,2466 C. 0,0022 ≤ x ≤ 0,2466 D. 0,3699

Câu 9: Nung nóng 85,6 gam X gồm Al và Fe2O3 một thời gian được m gam Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc). - Phần 2: Hòa tan hết trong HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong Y là
A. 18% B. 39,25% C. 19,6% D. 40%
 
H

hiepgia0493

hic, lười wá a
câu 9:
trước hết, BTKL: m crắn trước = m crắn sau. nên m Y bằng 85,6 luôn
P1: hh rắn sau pu khi t/d NaOH mà có khí thoát ra, như vậy sẽ có Al dư. Al--> 3/2 H2
từ số mol H2 suy ra số mol Al dư là 0,1 mol
P2: hh rắn đã có Al dư rồi nhé, nhưng lại có thêm Fe tạo thành nữa. cả 2 đứa nó đều pu và tao khí.
tổng mol H2=0,45 rồi nhé, mà thằng Al thì đã tạo ra 0,15 mol H2 rồi (giống cái ở P1 ak), suy ra thằng Fe tạo 0,3 mol H2 nữa. mà Fe--->H2. tức là mol Fe bằng mol H2 =0,3 luôn. nhưng Fe này chỉ là 1 phần thôi, vậy trong cả hh thì nhân đôi lên là 0,6 mol
trong Y có 0,6 mol Fe nên %m Fe=(0,6.56):85,6=39,25%
 
H

hiepgia0493

Câu 14: Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe2O3 và x (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao khôngcó không khí(giả sử phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe) sau khi kết thúc phản ứng được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong H2SO4 loãng được V (lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Giá trị của x là
A. 0,1233 B. 0,2466 C. 0,0022 ≤ x ≤ 0,2466 D. 0,3699

trời ui, viết ra giấy sẽ dễ hơn rât nhìu..
bạn cứ phân tích hiện tượng rõ ràng là OK liền a.
trước hết, khi cho hh D tác dụng với NaOH thì có pu, chứng tỏ hh D có Al dư, thế thì 0,1 mol Fe2O3 đã pư hết rồi.
2Al +Fe2O3---> 2Fe + Al2O3
tóm lại: hh D gồm Al2O3 tạo thành: 0,1 mol. Fe gồm lượng ban đầu 0,01 mol + lượng tạo thành 0,2 nữa: 0,21 mol. và Al ban đầu là x mol, pu 0,2 ròi còn lại (x-0,2)mol.

hh D + NaOH: do NaOH dư nên (x-0,2) mol Al dư này đã tan sạch sẽ rồi, theo pt:
Al -------------> 3/2 H2. theo tỉ lệ này suy ra mol H2= 1,5. (x-0.2) = 0,25V chia 22,4(1)

lượng Al đó tạo 0,25V khí H2 đúng k.
mà trong pu voi H2SO4 tạo ra V.
như vậy, kái lương hơn 0,75V đó chính là do Fe: 0,21 mol tạo thành theo pt:
Fe--------------> H2. theo tỉ lệ này, mol Fe = mol H2 = 0,21 = 0,75V chia 22,4(2)

bạn rút V từ PT 2 thế vào 1 là ra x thôi. dễ lắm.còn bài đầu mình bùn ngủ wa???:)|
 
Top Bottom