Hóa 9

Status
Không mở trả lời sau này.
B

bustalakham

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có mấy cái đề bạn nào làm được thì làm nhá!

1) Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí CO dư đi qua a g hỗn hợp bột Fe và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ở nhiệt độ cao, phản ững xong thu được 11,2 g Fe.

Thí nghiệm 2: Ngâm a g hỗn hợp trên trong dd [TEX]CuSO_4[/TEX] dư, phản ứng xong thu được chất rắng có khối lượng tăng thêm 0,8 g.

a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.


2) Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1:3. Cho 19,2 g hỗn hợp A td hết với dd HCl thu được 8,96 lit khí [TEX]H_2[/TEX](đktc). Xác định tên kim loại M và phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A


3) Ngâm 5,12 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, [TEX]Fe_2O_3[/TEX] trong dd [TEX]CuSO_4[/TEX] dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy chất rằn không tan. Để hòa tan lượng chất rắn này cần 80 ml dd HCl 1M. Phản ứng xong vẫn còn 3,2 g chất rằn màu đỏ không tác dụng với dd axit.

a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.


4) Đặt 2 cốc nhỏ lên 2 đĩa cân, rót dd HCl vào 2 cốc, khối lượng axit ở 2 cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí cân bằng. Thêm vào cốc thứ nhất một lá Sắt nhỏ, cốc thứ hai một lá Nhôm nhỏ. Khối lượng của 2 lá kim loại bằng nhau. Hãy cho biết vị trí của 2 đĩa cân trong các trường hợp sau:

a. Cả 2 lá kim loại đều tan hết.
b. Thể tích khí [TEX]H_2[/TEX] thoát ra ở mỗi cốc đều bằng nhau (đo cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất). Giải thích cho câu trả lời và viết PTHH.


5) Có hỗn hợp gồm bột Sắt và bột kim loaik M có hóa trị n. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong dd HCl, thu được 7,84 lit khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên td với khí [TEX]Cl_2[/TEX] thì thể tích khí [TEX]Cl_2[/TEX] cần dùng là 8,4 lit (đktc).
Biết tỉ lệ số nguyên tử Fe và kim loại M là 1:4.

a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Tính thể tích khí [TEX]Cl_2[/TEX] (đktc) đã hóa hợp với kim loaik M.
c. Xác định hóa trị cảu kim loại M.
d. Nếu khối lượng kim loaik M trong hỗn hợp là 5,4 g thì M là kim loại nào?
 
G

gororo

Có mấy cái đề bạn nào làm được thì làm nhá!

1) Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí CO dư đi qua a g hỗn hợp bột Fe và [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ở nhiệt độ cao, phản ững xong thu được 11,2 g Fe.
Thí nghiệm 2: Ngâm a g hỗn hợp trên trong dd [TEX]CuSO_4[/TEX] dư, phản ứng xong thu được chất rắng có khối lượng tăng thêm 0,8 g.
a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Gọi số mol của Fe2O3 và Fe trong hh ban đầu lần lượt là x và y
Thí nghiệm 1:
3CO + Fe2O3=>2Fe + 3CO2
3x mol.....x.........2x
Ta có: 56.2x + 56y=11,2
<=>2x+y=0,2
Thí nghiệm 2:
Fe + CuSO4=>FeSO4 + Cu
y mol..............................y
Lại có: 64y-56y=0,8
=>y=0,1
=>x=0,05
=>%mFe=0,1.56/(0,1.56+0,05.160) .100=41,18%
=>%mFe2O3=100-41,18=58,82%
 
G

gororo

3) Ngâm 5,12 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, [TEX]Fe_2O_3[/TEX] trong dd [TEX]CuSO_4[/TEX] dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy chất rằn không tan. Để hòa tan lượng chất rắn này cần 80 ml dd HCl 1M. Phản ứng xong vẫn còn 3,2 g chất rằn màu đỏ không tác dụng với dd axit.

a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Gọi số mol của Fe, FeO, Fe2O3 trong hh lần lượt là x, y, z
56x+ 72y + 160z=5,12...................(1)
Fe + CuSO4 =>Cu + FeSO4
x........................x
64x=3,2=>x=0,05 mol thay vào 1 ta có:
72y + 160z=2,32

FeO + 2HCl=>FeCl2 + H2O
y...........2y
Fe2O3 + 6HCl=>2FeCl3 + 3H2O
z................6z
Theo bài ra ta có:
2y + 6z=0,08.1=0,08........................(2)
Từ 1 và 2=>y=z=0,01
=>%mFeO=0,01.72/5,12=14,06%
%mFe2O3=0,01.160/5,12=31,25%
=>%mFe=100-14,06-31,25=54,69%
 
S

swanstar_suju

5) Có hỗn hợp gồm bột Sắt và bột kim loaik M có hóa trị n. Nếu hòa tan hết hỗn hợp này trong dd HCl, thu được 7,84 lit khí [TEX]H_2[/TEX] (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên td với khí [TEX]Cl_2[/TEX] thì thể tích khí [TEX]Cl_2[/TEX] cần dùng là 8,4 lit (đktc).
Biết tỉ lệ số nguyên tử Fe và kim loại M là 1:4.

a. Viết PTHH của các pư xảy ra.
b. Tính thể tích khí [TEX]Cl_2[/TEX] (đktc) đã hóa hợp với kim loaik M.
c. Xác định hóa trị cảu kim loại M.
d. Nếu khối lượng kim loaik M trong hỗn hợp là 5,4 g thì M là kim loại nào?[/QUOTE]

gọi nFe là x(mol)==>nM=4x(mol)
PT: Fe+HCl=>FeCl2+H2
x.........................x
2M+2nHCl=>2MCln+nH2
4x.............................2xn

2Fe+3Cl2=t*=>2FeCl3
x....1,5x
2M+nCl2=t*=>2MCln
4x....2xn
theo đề bài ta có Hệ PT:
x+2xn=0,35
1,5x+2xn=0,375
giải ra=>2xn=0,3=>V Cl2=0,3*22,4=6,72
c,thay 2xn=0,3 vào một trong 2 PT đã lập =>x=0,05
thế x=0.05 vào 2xn=0,03=>n=3=>Mcó hoá trị III
d,nM trong hõn hợp nM=4x=4*0,05=0,2mol
=>M của M=5,4/0,2=27 g=>M là Al;)
 
Last edited by a moderator:
J

january_angel

4) Đặt 2 cốc nhỏ lên 2 đĩa cân, rót dd HCl vào 2 cốc, khối lượng axit ở 2 cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí cân bằng. Thêm vào cốc thứ nhất một lá Sắt nhỏ, cốc thứ hai một lá Nhôm nhỏ. Khối lượng của 2 lá kim loại bằng nhau. Hãy cho biết vị trí của 2 đĩa cân trong các trường hợp sau:

a. Cả 2 lá kim loại đều tan hết.
b. Thể tích khí H_2 thoát ra ở mỗi cốc đều bằng nhau (đo cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất). Giải thích cho câu trả lời và viết PTHH.

Mình làm thử bài 4 nha!

a) Gọi khối lượng của mỗi thanh Fe và Al là a gam

=> nFe=a/56 (mol)

nAl=a/27 (mol)

Theo đầu bài ta có Fe + 2HCl -----> FeCl2 + H2 (1)
.........................(mol) a/56................................a/56

.................................2Al + 6HCl ------> 2AlCl3 + 3H2 (2)
.........................(mol) a/27...................................a/18

Theo (1) ta có nH2=a/56(mol) => mH2(pu1)=a/28 gam

Theo (2) ta có nH2=a/18(mol) => mH2(pu2)=a/9 gam

Khối lượng của cốc 1 là mFe + mHCl - mH2(pu1)

Khối lượng của cốc 2 là mAl + mHCl - mH2(pu2)

mà mHCl và m Kim loại ở 2 cốc bằng nhau

=> mH2 ở cốc nào lớn hơn thì khối lượng cốc đó nhỏ hơn

mà mH2(pu2)> mH2(pu1) ( vì a/9>a/28)

=> khối lượng cốc 2 < khối lượng cốc 1

=> cân sẽ nghiêng về phía cốc 1 ( cốc tác dụng với Fe)

b) Theo a ta có nếu khối lượng H2 ở 2 cốc bằng nhau thì khối lượng 2 cốc bằng nhau

mà ta có thể tích H2 ở 2 cốc thoát ra bằng nhau => khối lượng H2 thoát ra bằng nhau

=> Hai cốc có khối lượng bằng nhau

=> Cân thăng bằng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom