Hóa Hóa 9

akiruby

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười 2017
28
6
6
24
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m
2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
1. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m
rõ ràng Al dư, ta có: nH2 = 0,15 mol => n(Al dư) = 0,1 mol
nAl(OH)3 = 39/78 = 0,5 mol => n(Al pư) = 0,5 mol
8Al + 3Fe3O4 ---> 4Al2O3 + 9Fe
0,5--->0,1875
=> m = 0,6.27+0,1875.232 = 59,7g
2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt.
nH2 = 0,375 => n(Al dư) = 0,25
chất rắn Z là Fe
2Fe + 6H2SO4 (đ,n)---> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
nSO2 = 0,6 => nFe = 2.0,6.2/3 = 0,8 mol
=> mAl2O3 = 92,35-0,25.27-0,8.56=40,8g
=> nAl2O3 = 40.8/102 = 0,4 mol => nO = 0,4.3 = 1,2 mol
Có nFe:nO = 0,8:1,2=2:3 => ct của oxit là Fe2O3
 
Last edited:

Nguyễn Huệ Phương

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng mười 2017
3
0
1
21
Đắk Lắk
Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.
a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể.
b) Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat.

đây là bài tập hóa của mình,mong các bạn trao đổi cách giải cho mình hiểu rõ hơn,thanks các bạn trước
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam.
a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể.
b) Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat.
Gọi a là số mol của muối Nitrat=>số mol của kim loại trong muối là a
bảo toàn nguyên tố A =>tạo tủa là A3(P04)2=>nTủa=a/3
m muối nitrat> m kết tủa là 3,64 g
=>m(NO3)-m(PO4)=3,64
=>124a-190a/3=3,64
=>182a=10,92
=>a=0,06mol
=>CM muối nitrat là 0.06/0,2=0,3M
=>CM K3PO4=0,04/0,2=0,2M
b)100ml ddA=>nmuối nitrat=0,03
gọi kim loại là A
pthh:
A2+ + 2OH----> A(OH)2
0,03____________0,03
A(OH)2 ----> AO + H2O
0,03______0,03
nmuối nitrat=0,03 => nA(OH)2 =0,03 mol
=> nAO =0,03 mol
lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn
=>M AO=2,4/0,03=80g/mol
=>A=80-16=64
=> A là Cu
 

Nguyễn Huệ Phương

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng mười 2017
3
0
1
21
Đắk Lắk
1.Hòa tan 1 kim loại chưa biết hóa trị trong 500ml dung dịch HCl thì thấy thoát ra 11,2 dm^3 H2(đktc). Phải trung hòa axits dư bằng 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được tháy còn lại 55,6 g muối khan.tính nồng độ mol của dung dịch axit và xác định tên kim loại đã dùng.

2.Hòa tan 8,7 g hỗn hợp kim loại K và 1 kim loại M hóa trị 2 trong dung dịch HCl dư thì thấy thoát ra 5,6 dm^3 H2(đktc),hòa tan riêng 9g M trong dung dịch Hcl dư thì thể tích H2 sinh ra chưa đến 11 lít(dktc).xác định M

Đây là bt hóa của mình,mình làm mãi mà không ra,mong các bạn giúp mình
 
Top Bottom