Hóa 9

N

nicklily

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Ôxi hóa 1 lượng chất B cần 448ml O2 đktc và chỉ thu đc 448ml CO2 đktc và 0,36g H2O.Khối lượng riêng của B(đktc)=2,679g/lit.tìm B
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất A chứa C,H,N,O bằng O2 vừa đủ rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đi chậm qua dd nc vôi trog dư, bình chứa nặng thêm 2,66g và tách ra 4g kết tủa.Khí bay ra khỏi bình dd trên là N2 có V=224ml.tìm A pit A ở dạng đơn giản nhất
 
Y

yui_2000

Bài 1

B gồm các nguyên tố C, H, có thể có O.
Gọi CxHyOz là CTPT của B.
CxHyOz + (x+y/4-z/2)O₂ → xCO₂ + y/2H₂O
nO₂ = 0,02 (mol)
nCO₂ = 0,02 (mol)
nH₂O = 0,02 (mol)
Đặt a (mol) là số mol của B. (a > 0)
ax + 0,25ay - 0,5az = 0,02
ax = 0,02
0,5ay = 0,02
⇒ ax = 0,02; ay = 0,04; az = 0,02
x : y : z = 1 : 2 : 1 → CT nguyên (CH₂O)n.
MB = 60 (g) ⇔ 30n = 60 ⇒ n = 2.
Vậy CTPT của B là C₂H₄O₂.
 
Y

yui_2000

Bài 2

Gọi CxHyOzNt là công thức đơn giản của A.
CxHyOzNt + (x+y/4-z/2)O₂ → xCO₂ + y/2H₂O + t/2N₂
CO₂ + Ca(OH)₂ → CaCO₃ + H₂O
nCaCO₃ = 0,04 (mol) → nCO₂ = 0,04 (mol) → nC = 0,04 (mol)
m bình tăng = mCO₂ + mH₂O ⇔ 2,66 = 0,04.44 + mH₂O ⇒ mH₂O = 0,9 (g) → nH₂O = 0,05 (mol) → nH = 0,1 (mol)
nN₂ = 0,01 (mol) → nN = 0,02 (mol)
mO = mA - mC - mH - mN = 1,5 - 0,04.12 - 0,1.1 - 0,02.14 = 0,64 (g) → nO = 0,04 (mol)
x : y : z : t = 0,04 : 0,1 : 0,04 : 0,02 = 2 : 5 : 2 : 1
Vậy công thức đơn giản của A là C₂H₅O₂N.
 
S

soccan

bài $1$ nếu làm vậy thì còn trường hợp không có $O$ thì sao, cần chứng minh từ đầu là $B$ nhất định phải có $O$

$m_B=\dfrac{0,448}{22,4}.44+0,36-\dfrac{0,448}{22,4}.32=0,6\ g\\
m_{C+H}=\dfrac{0,448}{22,4}.12+\dfrac{0,36}{18}.2=0,28\ g$
do đó $B$ có dạng như bạn yui_2000 đã làm

Bài bạn yui_2000 đúng rồi.
Giả sứ trong B không có O thì z=0


vậy thì phải chứng minh thêm trường hợp này chứ, không thể nào đập vào là nói $B$ có $O$ được
trong bài bạn ấy đâu có nói về trường hợp $B$ không có $O$ đâu
 
Last edited by a moderator:
Y

yui_2000

bài $1$ nếu làm vậy thì còn trường hợp không có $O$ thì sao, cần chứng minh từ đầu là $B$ nhất định phải có $O$

$m_B=\dfrac{0,448}{22,4}.44+0,36-\dfrac{0,448}{22,4}.32=0,6\ g\\
m_{C+H}=\dfrac{0,448}{22,4}.12+\dfrac{0,36}{18}.2=0,28\ g$
do đó $B$ có dạng như bạn yui_2000 đã làm

Bài bạn yui_2000 đúng rồi.
Giả sứ trong B không có O thì z=0


vậy thì phải chứng minh thêm trường hợp này chứ, không thể nào đập vào là nói $B$ có $O$ được
trong bài bạn ấy đâu có nói về trường hợp $B$ không có $O$ đâu
Là mình làm tắt đó bạn
Phải là giả sử trong B có nguyên tố oxi
Nếu như z = 0 thì coi như là mình đã chứng minh B không có O ^^
 
Top Bottom