[Hoá 9] Tự luận hoá học

T

tokerin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

4.a) Đốt cháy hoàn toàn 2,8 g 1 hợp chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sp hấp thụ vào dd [TEX]NaOH[/TEX] thì dd này có khối lượng tăng thêm 12,4 g, thu được 2 muối có khối lượng tổng cộng là 19 g và 2 muối này có tỉ lệ số mol 1:1. Xác định dãy đồng đẳng
b) một hỗn hợp khí gồm [hiđrocacbon A, B, H_2] trộn theo tỉ lệ mol 1:1:8, tất cả cho vào bình kín có thể tích không đổi chứa [TEX]Ni[/TEX] , [TEX]t^o[/TEX] để pư hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy số mol khí trong bình giảm 30%. Hỏi B thuộc đồng đẳng nào. Tìm CTPT A và B. Biết tỉ khối hỗn hợp sau pư với [TEX]H_2[/TEX] là 8
hỗn hợp hai muối sau pư là NaHCO3 và Na2CO3, gọi số mol của chúng là x:
ta có pt
106x+84x=19
x=0,1
số mol CO2 để tạo ra 0,1 NaHCO3 và 0,1 Na2CO3 là 0,2
[tex]n_{CO_2}=0,2[/tex]
[tex]m_C=2,4[/tex]
[tex]m_{H_2O}=12,4-0,2.44=3,6[/tex]
[tex]n_{H}=0,4[/tex]
đây là dãy anken [tex]C_nH_{2n}[/tex]
câu b)
giả sử có 10 mol hỗn hợp thì có 1mol A, 1 mol B và 8 mol H2. sau pu còn 7 mol nên số mol H2 tham gia là 3 mol và số mol B tham gia là 1 mol,số mol A tham gia cũng phải là 1 mol nên A và B có 1 chất thuộc ankan, 1 chất thuộc ankin
sau pu có tối đa 3 chất (2 ankan) và H2 còn dư với số mol:
[tex]C_mH_{2m+2}=C_nH_{2n+2}=1[/tex]
[tex]n_{H_2}=5[/tex]
ta có pt
[tex]\frac{14m+2+14n+2+10}{7}=16[/tex]
<=>m+n=7
tớ không biết loại thế nào, để thế này vậy, ^^
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

:((, sr tớ bấm nhầm nút trích dẫn với nút sửa bạn, sr bạn rất nhiều, có thể gõ lại dùm tớ hok, cảm ơn nhìu
 
T

tokerin

Hu hu :(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(:)(( Sao bài viết của em lại biến thành lời giải thế này.
Không biết đâu
Thôi đành chép lại vậy
Bài 3 trước: Trộn đều 83 g hỗn hợp ([TEX]Al[/TEX], [TEX]Fe_2O_3[/TEX], [TEX]CuO[/TEX]) rồi đem nung nóng(PƯ nhiệt nhôm). Giả sử chỉ xảy ra 2 pư khử oxit thành KL. Chia hỗn hợp thành 2 phần có khối lượng chênh lệch nhau 6,4 g (%%- các bác kiểm tra hộ em xem đề đúng hay là 66,4 g hay 0,64 g, em nghĩ là 66,4)
Lấy phần có khối lượng lớn hòa tan hoàn toàn bằng dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng dư thu được 23,3856 l [TEX]H_2[/TEX] (đktc); dd X và rắn Y. Lấy 1/10 dd X tác dụng đủ với 200 ml đ [TEX]KMnO_4[/TEX] 0,018M
Lấy phần có khối lượng nhỏ cho vào dd [TEX]NaOH[/TEX] dư còn lại 4,736 g rắn không tan. Biết rằng trong hỗn hợp số mol [TEX]CuO[/TEX] = số mol [TEX]Fe_2O_3[/TEX]
Tính % mỗi oxit bị khử theo n
Bài 1: E là oxit KL M, trong đó O chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí [TEX]CO[/TEX](thiếu) đi qua ống nước chứa x (g) chất E đốt nóng. Sau pư khối lượng chất rắn còn lại là y (g). Hòa tan hết y (g) này vào dd [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư, thu được dd F và khí [TEX]NO[/TEX] duy nhất bay ra. Cô cạn dd F thu được 3,7 g muối G. Giả thiết hiệu suất các pư là 100%
Xác định công thức của E, G. Tính [TEX]V_{NO}[/TEX] theo x, y
Bài 2: Hòa tan 17,745 g hỗn hợp 3 muối rắn [TEX]Na_2CO_3[/TEX], [TEX]CaCO_3[/TEX], [TEX]Ca(HCO_3)_2[/TEX], tạp chất trơ( không có khả năng tan trong nước) vào nước để các chất tan tan hết thu được kết tủa A và dd B. Lọc kết tủa A ra khỏi dd B. Chia B làm 2 phần bằng nhau
Phần I: pư hết với 78 ml dd [TEX]HCl[/TEX] 1M
Phần II: tác dụng hết 26 ml [TEX]NaOH[/TEX] 1M
Mặt khác hòa tan hết A trong lượng [TEX]HCl[/TEX] dư, toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn trong 130 ml dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,5 M, sau đó lọc bỏ kết tủa , phần nước lọc tác dụng vừa hết 26 ml dd [TEX]NaOH[/TEX] 1M. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Bài 4:a) đốt cháy hoàn toàn 2,8 g 1 hợp chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sp hấp thụ vào dd thì dd [TEX]NaOH[/TEX] thì dd này có khối lượng tăng thêm 12,4 g, thu được 2 muối có tổng khối lượng là 19 g và 2 muối này có tỉ lệ số mol 1:1. XĐ đồng đẳng A
b) một hỗn hợp khí gồm [hiđrocacbon A,B,[TEX]H_2[/TEX]] trộn theo tỉ lệ mol 1:1:8. Tất cả cho vào bình kín có thể tích không đổi chứa [TEX]Ni[/TEX], nung nóng để pư xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy số mol khí trong bình giảm 30%. Hỏi B thuộc đồng đẳng nào. Tìm CTPT A và B biết tỉ khối hỗn hợp sau pư với [TEX]H_2[/TEX] là 8
Bài 5:một hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon A, B có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp lội qua 100ml dd [TEX]Br_2[/TEX] 0.8 M trong [TEX]CCL_4[/TEX] để hỗn hợp bị hấp thụ hoàn toàn. Sau pư nồng độ Br_2 giảm một nửa
nếu đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp rồi cho toàn bộ sp hấp thụ vào dd [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] thấy khối lượng bình dd tăng 8,68 g và có 14 g kết tủa
a) CM A,B thuộc cùng dãy đồng đẳng
b) XĐ CTPT A,B
 
Last edited by a moderator:
T

tokerin

Sao chả ai có tinh thần giải bài thế này
Nếu không thì các Mod khóa chủ đề lại đi (Em không biết khóa)
 
M

mcdat

Bài 3 trước: Trộn đều 83 g hỗn hợp [TEX]Al, \ Fe_2O_3, \ CuO[/TEX] rồi đem nung nóng (PƯ nhiệt nhôm). Giả sử chỉ xảy ra 2 pư khử oxit thành KL. Chia hỗn hợp thành 2 phần có khối lượng chênh lệch nhau 6,4 g ( các bác kiểm tra hộ em xem đề đúng hay là 66,4 g hay 0,64 g, em nghĩ là 66,4)
Lấy phần có khối lượng lớn hòa tan hoàn toàn bằng dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng dư thu được [TEX]23,3856 \ l \ H_2 \ (đktc) \ ; \ dd X [/TEX] & chất rắn Y. Lấy 1/10 dd X tác dụng đủ với 200 ml đ [TEX]KMnO_4 0,018M[/TEX]
Lấy phần có khối lượng nhỏ cho vào dd NaOH dư còn lại 4,736 g rắn không tan. Biết rằng trong hỗn hợp [TEX]n_{CuO}= n_{Fe_2O_3}[/TEX]
Tính % mỗi oxit bị khử theo n

Gọi A, B lần lượt là phần nặng hơn, nhẹ hơn . Nếu theo em thì [TEX]m_A=74,7(g) \ ; m_B=8,3(g)[/TEX]

Đặt [TEX]x=n_{CuO}=n_{Fe_2O_3} [/tex]
Giả sử Al phản ứng hết


Khi đó khi cho A vào [TEX]H_2SO_4[/TEX] thì chỉ có Fe phản ứng, suy ra

[TEX]n_{Fe}=n_{H_2}=1,044 \Rightarrow m_{Fe_2O_3}=83,52 > 83 \ (VL)[/TEX]

Như vậy Al còn dư. Dung dịch X có [TEX]Fe^{2+} \ & \ Al^{3+}[/TEX]. Y là Cu

PT cho - nhận e

[TEX]Fe^{2+} - e \rightarrow Fe^{3+} \\ Mn^{7+}+5e \rightarrow Mn^{2+}[/TEX]

Theo định luật bảo toàn e ta tính được

[TEX]n_{Fe^{2+}}=0,018.5=0,09(mol) \Rightarrow n_{Fe(A)}=0,09.10=0,9(mol) [/TEX]

Cho B vào NaOH dư thì chất rắn còn lại là Fe & Cu

[TEX]\frac{n_{Fe(B)}}{n_{Fe(A)}}= \frac{m_B}{m_A} = \frac{1}{9} \Rightarrow n_{Fe(B)=0,1[/TEX]

Từ đó bạn tính ra




 
T

tokerin

Đáp số
Bài 1. E: [TEX]CuO[/TEX]
G: [TEX]Cu(NO_3)_2.6H_2O[/TEX]
[TEX]V_{NO}=\frac{2,8(x-y)}{3}[/TEX]
Bài 2. [TEX]n_{Na_2CO_3}=0,078[/TEX]
[TEX]n_{Ca(HCO_3)_2}=0,026[/TEX]
[TEX]n_{CaCO_3}=0,052[/TEX]
còn lại là tạp
Bài 3. [TEX]n_{CuO}= 0,24[/TEX] (bị khử)
[TEX]n_{Fe_2O_3}= 0,1[/TEX] (bị khử)
Bài 4 a)anken
b) B là ankin hoặc ankađien
A,B: [TEX]C_3H_6[/TEX] và [TEX]C_4H_6[/TEX]
hoặc[TEX]C_4H_8[/TEX] và [TEX]C_3H_4[/TEX]
Bài 5. a)anken
b)A,B: [TEX]C_3H_6[/TEX] và [TEX]C_4H_8[/TEX]
hoặc [TEX]C_2H_4[/TEX] và [TEX]C_5H_{10}[/TEX]
 
Top Bottom