[Hóa 9]Tất cả các tính chất hóa học của axit

N

nvk1997bn

TD : KL trước H
oxit KL
hidroxit
muối
PK ( với axit đặc nóng )
làm đỏ quỳ
đó chỉ là axit vô cơ . còn axit hữu cơ thì còn nhiều như PU với dẫn xuất halogen PU este hóa v.v.v.

Axit loãng ( A )
KL + A=> muối + H2
oxit KL + A => Muối + H20
Hidroxit + A => muối + H20
muối ( ko tan ) + A => muối mới + khí + H20
quỳ tím + A => đỏ
Axit đặc nóng
KL ( trừ Pt Au .. ) + A => muối hóa trị max + khí + H20
PK + A=> khí + H20
CH3COOH+C2H5OH=>CH3COOC2H5+H20
este
nhớ thank đó
 
Last edited by a moderator:
0

01220264

TD : KL trước H
oxit KL
hidroxit
muối
PK ( với axit đặc nóng )
làm đỏ quỳ
đó chỉ là axit vô cơ . còn axit hữu cơ thì còn nhiều như PU với dẫn xuất halogen PU este hóa v.v.v.
Anh có thể nói chi tiết đc ko ạ.Ví dụ như axit+oxit kl > cái gì.Em cần chi tiết.Chứ như vậy thì em cũng biết
 
N

nguyenvy2097

1. Axit làm đổi màu giấy quì tím

- Giấy quỳ tím là giấy có màu tím ở đk bình thường, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Vậy: dd axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Ứng dụng: Dùng giấy quì tím để nhận biết dd axit

2. Axit tác dụng với kim loại

- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2

- Điều kiện phản ứng:
+ Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
+ Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại(trang 53)
K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi .. nào .. cần ..may.. áo .. Záp ..săt. ..nên..sang.. phố . hỏi.. cửa ..hàng.. á.. phi.... âu

- VD: 2Na + 2HCl -> 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) -> MgSO4 + H2
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (thí nghiệm)

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

3. Tác dụng với bazơ
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- ĐK: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là pư trung hòa
- VD: NaOH + HCl -> NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl -> MgCl2+ 2H2O (thí nghiệm)

4. Tác dụng với oxit bazơ
- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- ĐK: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
- VD: Na2O + 2HCl -> 2NaCl + H2O
FeO + H2SO4(loãng) -> FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O (Thí nghiệm)

5. Tác dụng với muối
Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
Điều kiện pư: Trước pư, muối tan và axit mạnh. Sau pư, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.
Vd cho bạn dễ hiểu:
H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl -> 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)
 
P

pety_ngu

các tính chất hóa học của axit
1. làm đổi màu chất chỉ thị
A+ quỳ tím -> quỳ tím hóa đỏ
2. tác dụng với OB
A+OB-->M +H2O
3. tác dụng với muối
$A+M--->M_M+A_M$
điều kiến : A mạnh , Muối tham gia tan
muối tạo thành không tan trong axit sinh ra
chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi
axit tạo thành yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit sinh ra
4. tác dụng với bazo
A+B---->M+H2O

5. tác dụng với kim loại
A+KL--->M+H2
Kl đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học
 
Top Bottom