Giúp mình với...Các phương pháp làm bài nhận biết hóa 9. THANKS mọi người nhiều.
I. Với chất khí.
– CO2: Nước vôi trong dư -> Đục nước vôi trong.
– SO2(Mùi hắc): Dung dịch brom(Br2) -> mất màu vàng của dung dịch brom. (SO2 + Br2 + 2H2O-> HBr + H2SO4)
– NH3(mùi khai): Quỳ tím ẩm hóa xanh.
– Cl2(màu vàng): Dung dịch KI và hồ tinh bột -> Dung dịch màu xanh; Quỳ tím ẩm -> Đỏ, sau đó mất màu.
– H2S(mùi trứng thối): Dung dịch Pb(NO3)2 -> Kết tủa đen.
– HCl: Quỳ tím ẩm -> Hóa đỏ.
– Dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng.
– N2:Que diêm có tàn đỏ -> Tắt.
– NO: Để ngoài không khí hóa màu nâu đỏ.
– NO2: Màu nâu đỏ, quỳ tím ẩm hóa đỏ.
II. Dung dịch bazơ.
– Ca(OH)2: Dùng CO2, SO2: Có kết tủa trắng ( Nếu sục đến dư kết tủa tan ra).
– Ba(OH)2: Dùng dịch H2SO4 -> Kết tủa màu trắng.
III. Dung dịch axit
– HCl: Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng.
– H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 -> Kết tủa trắng.
– HNO3: Dùng bột Cu và đun ở nhiệt độ cao -> Dung dịch màu xanh, khí màu nâu đỏ thoát ra.
IV. Dung dịch muối.
– Muối clorua(-Cl): Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa trắng
– Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 -> kết tủa trắng.
– Muối cacbonat(=CO3)
ùng dung dịch axit (HCl, H2SO4 -> Khí
– Muối sunfua (=S): Dùng dung dịch Pb(NO3)2 -> Kết tủa màu đen.
– Muối photphat (PO4): Dùng dung dịch AgNO3 -> Kết tủa màu vàng
V. Các oxit của kim loại.
Thường hòa tan vào nước-> Chia làm 2 nhóm: Tan trong nước và không tan trong nước.
– Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2(Nếu thử bằng quỳ tím ->Xanh)
+ Nếu không có kết tủa: Kim loại tring oxit là kim loại kiềm (Hóa trị I).
+ Nếu có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ (Hóa trị II).
– Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH).
+ Nếu tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Al, Zn, Cr.
+ Nếu không tan trong dung dịch kiềm thì là kim loại khác.
Các oxit của phi kim: Cho vào nước thử bằng quỳ tím -> Đỏ.
#hocdethi