Hóa 9 Hóa 9: Một số bài toán về nguyên tử

linhlong875@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng ba 2016
110
30
26
20
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày mốt mình thi chuyên và đang cần ôn một số bài toán về nguyên tử mà thầy đã soạn cho mình, tuy nhiên vẫn chưa giải một số bài, mong các bạn giúp!
Bài 1:phân tử MX3 có tổng số hạt là 192. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử M < Khối lượng nguyên tử X là 8. Tỏng số hạt trong ion X nhiều hơn trong M3+ là 16 hạt. Xác định phân tử đó
Bài 2:Trong phân tử A2B2 có tổng số hạt là 164 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 52. Số khối của A > Số khối của B là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong B2 (2-) là 7. Xác định phân tử đó.
Bài 3: Hợp chất A có CTPT là MX2 trong đó M chiếm 46.667% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân nguyên tử X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử A là 58. Xác định phân tử đó.
Bài 4: X,Y là 2 phi kim. Trong nguyên tử X,Y số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Trong hợp chất XYn có:
- X chiếm 15.0486% về khối lượng
- Tổng số proton là 100
- Tổng số nơtron là 106
Xác định phân tử đó
Bài 5:Tổng số hạt trong phân tử M là 82 và trong nguyên tử X là 52. Trong hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Xác định phân tử đó.
Bài 6:Hợp chất MxRy trong đó M chiếm 52.94% về khối lượng, trong nguyên tử M có số proton > số nơtron là 1. Trong nguyên tử R thì số nơtron bằng số proton. Biết tổng số hạt trong phân tử MxRy là 152. Xác định phân tử đó.
 

Vie Hoàng

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng hai 2019
624
699
116
Hà Nội
THPT Mỹ Đức B
Bài 2: Trong phân tử A2B2 có 2 nguyên tử A và 2 nguyên tử B nên tổng số hạt:
2(2ZA + NA) + 2(2ZB + NB) = 164 (1)
Trong 164 hạt đó thì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52:
2(2ZA + 2ZB) – 2(NA + NB) = 52 (2)
Số khối của A nhiều hơn số khối của B là 23:
(ZA + NA) – (ZB + NB) = 23 (3)
Tổng số hạt của A+ nhiều hơn B2(2-) là 7 hạt:
(2ZA + NA – 1) – 2(2ZB + NB + 1) = 7 (4)
Giải hệ (1,2,3,4) trên được:
ZA = 19 (K)
NA= 20
ZB = 8 (O)
NB = 8
Vậy A2B2 là K2O2
Bài 5:
Xác định M:
2ZM + NM = 82 —> NM = 82 – 2ZM
ZM ≤ NM ≤ 1,5ZM
=> ZM ≤ 82 – 2ZM ≤ 1,5ZM
=> 23,4 ≤ ZM ≤ 27,3
=> ZM = 24, 25, 26, 27
Xác định X:
2ZX + NX = 52 => NX = 52 – 2ZX
ZX ≤ NX ≤ 1,5ZX
=> ZX ≤ 52 – 2ZX ≤ 1,5ZX
=> 14,9 ≤ ZX ≤ 17,3
=> ZX = 15, 16, 17
Trong hợp chất MXa thì tổng proton là:
ZM + aZX = 77
a = 1: Vô nghiệm
a = 2: Vô nghiệm
a = 3: ZM = 26 (Fe); ZX = 17 (Cl)
Hợp chất là FeCl3.
P/s: Chỉ làm được vầy :D
 

Giản Dao

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
117
32
76
24
New York
bài 1: 2p + n = 192
2p-n=60
=> p=63, n= 66
có : 2pX+nX-2pM-nM=12
và pX+ nX-pM - nM= 8
=> pX-pM = 4
có : pX + pM= 63
=> pX =
pM =
hình như đề của em có số nào sai rồi hay sao í, chị giải ra p nó lẻ rồi nhưng soát đi soát lại thì thấy không sai gì cả, em coi lại phải ko
 

linhlong875@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng ba 2016
110
30
26
20
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
bài 1: 2p + n = 192
2p-n=60
=> p=63, n= 66
có : 2pX+nX-2pM-nM=12
và pX+ nX-pM - nM= 8
=> pX-pM = 4
có : pX + pM= 63
=> pX =
pM =
hình như đề của em có số nào sai rồi hay sao í, chị giải ra p nó lẻ rồi nhưng soát đi soát lại thì thấy không sai gì cả, em coi lại phải ko
Dạ sai ở chỗ 192->196, c.ơn chị ạ.
 
Last edited:

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
321
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
Bài 3: Hợp chất A có CTPT là MX2 trong đó M chiếm 46.667% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân nguyên tử X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử A là 58. Xác định phân tử đó.
(pM + nM)/(pM + nM + 2pX + 2nX) = 0,46667 = 7/15
pX = nX
pM + 2pX = 58
--> 9pX - nM = 58
8pM + nM - 7pX = 0
pX14151617
nM68778695
pM30282624
Zn(Loại)Ni(Loại)Fe(FeS2)Cr(CrCl2)
[TBODY] [/TBODY]
--> A có thể là FeS2 hoặc CrCl2
Bài 4: X,Y là 2 phi kim. Trong nguyên tử X,Y số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Trong hợp chất XYn có:
- X chiếm 15.0486% về khối lượng
- Tổng số proton là 100
- Tổng số nơtron là 106
Xác định phân tử đó
2pX - nX = 14 (1)
2pY - nY = 16 (2)
(pX + nX)/(pX + nX + pY.n + nY.n) = 0,150486
pX + pY.n = 100
nX + nY.n = 106
--> pX + nX = 30,9 (3)
Giải 2 pt (1) và (3) ta đc pX = 15, nX = 16
--> pY.n = 85
nY.n = 90
--> pY/nY = 17/18 (4)
Giải 2 pt (2) và (4) --> pY = 17, nX = 18 --> n = 5
--> X là P, Y là Cl --> CTPT: PCl5
Bài 6:Hợp chất MxRy trong đó M chiếm 52.94% về khối lượng, trong nguyên tử M có số proton > số nơtron là 1. Trong nguyên tử R thì số nơtron bằng số proton. Biết tổng số hạt trong phân tử MxRy là 152. Xác định phân tử đó.
Bạn xem lại đề bài giúp mình với, không thì ko làm đc đâu ạ.
 
Top Bottom