[hoá 9]Một số bài hoá hay

T

trantrongnhan1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Để khử hoàn toàn 3.04g hỗn hợp FeO, Fe_2O_3,Fe_3_O_4 cần 0,05 mol H_2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên vào H_2SO_4 thì thu được bao nhiêu mol SO_2
2.Cho 5,2g hỗn hợp Cu,Fe,Al tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 20%, có khối lượng riêng là 1,2g/ml. Phản ứng xong thu được 2,688 l khí A. Sau đó thêm vào hỗn hợp sau phản ứng 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng cho tới khi không có khí bay ra. Lọc được chất rắn B. Cho B tác dụng với dd HNO_3 loãng được dung dịch C và 0,672l khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. Thêm dung dịch NaOH dư vào dd C được kết tủa E. Lọc kết tủa E rồi nung đến khi khối lượng không đổi được chất rắn F.
a.Tính % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính m của F
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

1. Để khử hoàn toàn 3.04g hỗn hợp FeO, Fe_2O_3,Fe_3_O_4 cần 0,05 mol H_2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên vào H_2SO_4 thì thu được bao nhiêu mol SO_2

quy đổi 3 oxit kia và FeO và Fe2O3( vì Fe3O4=FeO.Fe2O3)
gọi số mol FeO và Fe2O3 lần lượt là x,y
ta có pt
[tex]72x+160y=3,04[/tex]
có các quá trình sau
[tex]Fe^{2+}+2e=>Fe^0[/tex]
x----------2x
[tex]Fe^{3+}+3e=>Fe^0[/tex]
2y---------6y
[tex]H_2=>2H^+ +2e[/tex]
0,05-------------0,1
ta có pt
2x+6y=0,1
giải hệ
x=0,02
y=0,01
khi cho vào H2SO4 chỉ có FeO pư
[tex]2FeO+4H_2SO_4=> Fe_2(SO_4)_3+SO_2+4H_2O[/tex]
0,02-----------------------------------------0,01
V=0,224l
 
Last edited by a moderator:
T

trantrongnhan1

Cách dùng định luật bảo toàn e là của lớp 11, lớp 9 đâu có được dùng
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

nếu thế thì viết pt ra thôi, hok để ý đây là topic của lớp mấy, sr
[tex]FeO+H_2=> Fe+ H_2O[/tex]
x---------x
[tex]Fe_2O_3 +3H_2 => 2Fe + 3H_2O [/tex]
y----------------3y
ta có pt
x+3y=0,05
hoàn toàn giống cái kia
 
L

long15

2.Cho 5,2g hỗn hợp Cu,Fe,Al tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 20%, có khối lượng riêng là 1,2g/ml. Phản ứng xong thu được 2,688 l khí A. Sau đó thêm vào hỗn hợp sau phản ứng 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng cho tới khi không có khí bay ra. Lọc được chất rắn B. Cho B tác dụng với dd HNO_3 loãng được dung dịch C và 0,672l khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. Thêm dung dịch NaOH dư vào dd C được kết tủa E. Lọc kết tủa E rồi nung đến khi khối lượng không đổi được chất rắn F.
a.Tính % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính m của F
a)nH2=0,12mol
nNaOH=0,12mol
H2 là do pư Al với NaOH tạo ra --------->theo pt: nAl=0,08mol
sau đó người ta cho HCl vào cho đến khi không còn khí thoát ra chứng tỏ Fe tan hết và Al sau khi kt cũng tan hết luôn vì PƯ của Al trứơc mới đến Fe
vậy kt thu được chỉ là Cu
viết pt Cu vơi HNO3 tạo ra NO thì ta tính được Cu =0,045mol
------------->kl Cu=2,88g<---------> 55,4%
Kl Al=2,16g<------------>41,5%
-->%Fe=3,1%
không bết có chỗ nào sai không:D
b)thì F là CuO= số mol Cu luôn=0,045mol
-------<m =0,045*80=3,6g
 
L

long15

Cho 0,4 mol HCl vào hỗn hợp sản phẩm cơ mà. Hỗn hợp này có NaAlO2, NaOH dư , Fe, Cu
có khing thường nhau quá không bạn
khi cho HCl vào thì nó pư với NaAlO2 trước do mt bazơ và Al(OH)3 pư luôn với axit
rồi sau đó mới đến Fe
đó là theo thứ tự thôi ; mà đề bài cho là cho dd axit vào và đun cho đến khi 0 còn khí thoát ra thì chứng tỏ Fe đã pư hết với axit rồi
 
T

trantrongnhan1

HCl phản ứng với NaOH trước chứ
Không còn khí thoát ra có thể là do HCl đã hết. Đâu thể khẳng định Fe hết

À thêm bài nữa nè
Trích đề thi chọn đội tuyển trường tớ, không ngờ bài dễ mà nhiều điểm :

" Nung 8,08g một muối A, thu được các sản phẩm khí và 1,6g một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200g dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ và được một dung dịch gồm 1 muối có nồng độ 2,47%. Viết công thức phân tử của muối A nếu khi nung hoá trị của kim loại không biến đổi."
 
Last edited by a moderator:
T

tobzo

2.Cho 5,2g hỗn hợp Cu,Fe,Al tác dụng với 20ml dung dịch NaOH 20%, có khối lượng riêng là 1,2g/ml. Phản ứng xong thu được 2,688 l khí A. Sau đó thêm vào hỗn hợp sau phản ứng 400ml dung dịch HCl 1M và đun nóng cho tới khi không có khí bay ra. Lọc được chất rắn B. Cho B tác dụng với dd HNO_3 loãng được dung dịch C và 0,672l khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. Thêm dung dịch NaOH dư vào dd C được kết tủa E. Lọc kết tủa E rồi nung đến khi khối lượng không đổi được chất rắn F.
a.Tính % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b. Tính m của F
[TEX]n_{NaOH} = 0,12 mol[/TEX]
Khí A là H2
[TEX]n_{H_2} = 0,12 mol[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{NaOH da pu} = 0,08 mol[/TEX]
\Rightarrow[TEX]n_{NaOH du} = 0,04 mol[/TEX]
\Rightarrow[TEX]n_{Al} = 0,08 mol[/TEX]
[TEX]n_{HCl} = 0,4 mol[/TEX]
[TEX]HCl + NaOH -----> NaCl + H_2O[/TEX]
0,04 mol...0,04 mol
[TEX]4HCl + NaAlO_2 -----> NaCl + AlCl_3 + 2H_2O[/TEX]
0,32 mol.....0,08 mol
[TEX]Fe + 2HCl -----> FeCl_2 + H_2[/TEX]
Chất rắn B gồm Cu ( a mol) , có thể có Fe dư ( b mol; b \geq 0)
Do có 5,2 gam hỗn hợp \Rightarrow 64a + 56b = 5,2 - 0,08 . 27 - 0,02 . 56 = 1,84
Cho B tác dụng với dd HNO_3 loãng được dung dịch C và 0,672l khí D không màu, khí D tiếp xúc với không khí thì có màu nâu. \Rightarrow D là NO
Áp dụng định luật bảo toàn e \Rightarrow 2a + 3b = 0,09
( hoặc có thể viết ptpu , cách này áp dụng cho các bạn đang học lớp 9)
Giải hệ ta có: a = 0,006 mol ; b =0,026 mol
Vậy là tính đc số mol mỗi kim loại rồi. Phần còn lại rất đơn giản :)&gt;-
 
T

trantrongnhan1

Làm bài sau mà không dùng định luật bảo toàn e.

Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian được 13,92g X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thì thu được 5,824 l NO2 (đktc). Tính m
 
Z

zero_flyer

Làm bài sau mà không dùng định luật bảo toàn e.

Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian được 13,92g X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thì thu được 5,824 l NO2 (đktc). Tính m

bài này mà hoá lớp 9, có bị lộn hok dzậy
quy đổi hỗn hợp Fe và 3 oxit về Fe và O
gọi số mol Fe và O lần lượt là x,y
[tex]n_{NO_2}=0,26[/tex]
ta có các quá trình
[tex]Fe=>Fe^{3+}+3e[/tex]
x-------------------3x
[tex]O+2e=>O^{2-}[/tex]
y------2y
[tex]N^{+5}+1e=>N^{+4}[/tex]
0,26--------0,26
ta có hệ
56x+16y=13,92
3x=2y+0,26
x=0,2
y=0,17
số mol Fe2O3 là 0,1
đề gì mà chả nói m là cái gì hết vậy
------------------------------------------------------------------------------------------------------
với các em lớp 9 thì có thể dùng định luật bảo toàn khối lượng như sau
sau pư tạo muối Fe(NO3)3, gọi số mol muối này là x
=> số mol N trong muối là 3x
mà số mol Nitơ trong NO2 là 0,26
=> số mol HNO3 tham gia phản ứng là 3x+0,26
số mol H2O tạo thành là 1,5x+0,13
ta áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
13,92+63(3x+0,26)=242x+0,26.46+18(1,5x+0,13)
x=0,2
có gì không hiểu cứ thắc mắc, anh phải đi ăn cơm thế nhá
 
T

trantrongnhan1

Làm bài sau mà không dùng định luật bảo toàn e.

Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian được 13,92g X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thì thu được 5,824 l NO2 (đktc). Tính m

Đây là một trong những bài áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố

À, làm bài này đi chứ, sao mãi chẳng ai làm vậy:
Nung 8,08g một muối A, thu được các sản phẩm khí và 1,6g một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200g dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ và được một dung dịch gồm 1 muối có nồng độ 2,47%. Viết công thức phân tử của muối A nếu khi nung hoá trị của kim loại không biến đổi
 
T

trantrongnhan1

Cho luồng khí đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 nung nóng thu được chất rắn B gồm 4 chất có khối lượng 4,784g. Cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062g kết tủa. Mawjt khác hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H2 (đktc)
1. Tính % khối lượng oxit trong A
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3
 
Top Bottom