Hóa 9 khó

K

ktmvbg12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho dung dịch A là Cu(NO3)2 và dung dịch B là Pb(NO3)2. Nhúng hai thanh kim loại R ( hoá trị II) có khối lượng như nhau vào 2 dung dịch trên. Sau khi muối Nitrat trong hai dung dịch bằng nhau thì khối lượng của thanh thứ nhất giảm 0,2% so với khối lượng ban đầu, khối lượng của thanh thứ hai tăng 28,4% so với khối lượng ban đầu. Cu và Pb sinh ra đều bám trên hai thanh kim loại.
Xác định kim loại R.
 
S

soccan

$R+Pb(NO_3)_2 \longrightarrow R(NO_3)_2+Pb\\
x<---------x------x\ mol\\
R+Cu(NO_3)_2 \longrightarrow R(NO_3)_2+Cu\\
x<--------x<----x\ mol$
gọi $m$ là khối lượng thanh $R$, $x$ là số $mol$ muối $nitrat$ của $R$
Theo giả thuyết có
$Rx-64x=0,2$ % $m$
$207x-Rx=28,4$ % $m$
$ \Longleftrightarrow \dfrac{Rx-64x}{207x-Rx}=\dfrac{1}{142}\\
\Longleftrightarrow 142(Rx-64x)=207x-Rx\\
\Longleftrightarrow 142Rx-9088x=207x-Rx\\
\Longleftrightarrow R=65\ (Zn)$
 
Top Bottom