[ hoá 9] hidrocacbon

F

fireflywarrior

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chất A có tỉ khối so với CO2 < 2. Nếu đốt 17.2g A cần dùng hết 20.16l oxi (dktc). Sản phẩm cháy chì có H2O và CO2 với tỉ số thể tích của CO2 và H2O = 4:3 (đo củng nhiệt độ áp suất ). Tìm CT A

Chú ý : [hoá 9] + tiêu đề lần 1
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.toanhoc

Chất A có tỉ khối so với CO2 < 2. Nếu đốt 17.2g A cần dùng hết 20.16l oxi (dktc). Sản phẩm cháy chì có H2O và CO2 với tỉ số thể tích của CO2 và H2O = 4:3 (đo củng nhiệt độ áp suất ). Tìm CT A

Chào em!
Hocmai giúp em bài này nhé!
Ta gọi CT: [TEX]CxHyOz[/TEX]
[TEX]CxHyOz+O_2--> CO_2+H_2O[/TEX]
Gọi số mol của CO2 là a mol; số mol H2O là b mol.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: [TEX]m_A+m_{O_2}=m_{CO_2}+m_{H_2O}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 44a+18b=46[/TEX]
Lại có:
[TEX]\frac{V_{CO_2}}{V_{H_2O}}=\frac{4}{3}=\frac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{a}{b}=\frac{4}{3}\Leftrightarrow 3a-4b=0[/TEX]
Giải hệ ta được: [TEX]a=0,8; b=0,6 [/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_C=n_{CO_2}=0,8mol\Rightarrow m_C=0,8.12=9,6 g[/TEX]
[TEX]n_H=2n_{H_2O}=1,2 mol\Rightarrow m_H=1,2g[/TEX]
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: [TEX]m_A=m_C+m_H+m_O[/TEX]
[TEX]\Rightarrow m_O=6,4g\Rightarrow n_O=0,4 mol[/TEX]
Vậy [TEX]x:y:z=n_C:n_H:n_O=0,8:1,2:0,4=2:3:1\Rightarrow CTTN (C_2H_3O)_n[/TEX]
do [TEX]M_A<44\Rightarrow 43n<88\Rightarrow n<2,046\Rightarrow n=2[/TEX] vì H không thể lẻ.
Vậy CTPT: [TEX]C_4H_6O_2[/TEX]
 
I

i_am_hcl

E nghĩ phải tìm xem trong A gồm các nguyên tố nào rồi mới có thể gọi CT tổng quát chứ ạ?
 
T

thienthanlove20

E nghĩ phải tìm xem trong A gồm các nguyên tố nào rồi mới có thể gọi CT tổng quát chứ ạ?

Khi biết sp cháy gồm CO2 và H2O thì chất hcơ đó sẽ là CxHyOz (x,y thuộc N*; z thuộc N). Vì z có thể có or ko nên ta đặt CT tổng quát là vậy ^^!

Khi tính đc m_C và m_H trong chất hcơ => m_O. Nếu m_O = 0 tức là chất đó không chứa ngtố O
 
I

i_am_hcl

Thế mà cô giáo e bảo phải tìm xem trong chất đó có n~ ngtố nào rồi mới đc gọi CTTQ
 
N

nuna_devil

Mọi người có thể giảng cho em bài này được không ạ? Thanks Hoà tan 1,42 gam hợp kim Mg-Al-Cu bằng dung dịch HCL dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,40 gam chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thu được 0,80 gam một oxit màu đen.
1, tính m mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu
2, cho khí B tác dụng với 0,672 lít clo(dktc) rồi lấy sản phẩm hoà tan vào 19,27 gam nước, ta thu được dung dịch D. Lấy 5 gam dung dịch D cho tác dụng với AgN03 dư thấy tạo thành 0,7175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và clo.
 
T

thienthanlove20

Mọi người có thể giảng cho em bài này được không ạ? Thanks Hoà tan 1,42 gam hợp kim Mg-Al-Cu bằng dung dịch HCL dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,40 gam chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thu được 0,80 gam một oxit màu đen.
1, tính m mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu
2, cho khí B tác dụng với 0,672 lít clo(dktc) rồi lấy sản phẩm hoà tan vào 19,27 gam nước, ta thu được dung dịch D. Lấy 5 gam dung dịch D cho tác dụng với AgN03 dư thấy tạo thành 0,7175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và clo.

Cho hợp kim td vs HCl dư => Mg, Al tgia pứ, Cu ko

Mg+ 2HCl --> MgCl2 + H2

2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2

Dung dịch A gồm MgCl2 và AlCl3

Khí B là H2

CR C là Cu

+, Dung dịch A td vs Na2CO3 dư thì chỉ có MgCl2 pứ

MgCl2 + Na2CO3 --> MgCO3 + 2NaCl

MgCO3 --> MgO + CO2
..................(0,01)

2Cu + O2 --> 2CuO
0,01....................(0,01)

a) Kl mỗi KL:

Ta có: Mg --> MgCl2 --> MgCO3 --> MgO
...........0,01......................................(0,01)

m_Mg = 0,01 . 24 = 0,24g

m_Cu = 0,01 . 64 = 0,64g

=> m_Al = 1,42 - 0,24 - 0,64 = 0,54g

b) Câu b ứ hiểu =__=~
 
Top Bottom