[Hoá 9] Giải giúp mình mấy bài với

Y

yukikojung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: X là oxit của kim loại M chiếm 80% khối lượng. Cho dòng khí H2 đi qua ống sứ chứa a gam chất X đốt nóng, sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống là b gam. Hòa tan hết b gam chất rắn này vào trong dd HNO3 loãng thu được dd Y và V lít NO duy nhất thoát ra ( đktc). Cô cạn Y được (3,475 a) gam muối Z. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%.

  • Xác định công thức X,Z
  • Tinh V theo a,b

Bài 2: Hòa tan 4,56g hỗn hợp Na2CO3 , K2CO3 vào 45,44g nước. Sau đó cho từ từ dd HCl 3,65% vào dd trên thấy thoát ra 1,1g khí. Dd thu dược cho tác dụng với nước vôi trong thu dược 1,5g kết tủa ( Giả sử khả năng phản ứng của Na2CO3, K2CO3 là như nhau )

  • Tính khối lượng dd HCl đã tham gia phản ứng
  • Tính nồng độ phần trăm các chất trong dd ban đầu
  • Từ đ ban đầu muôn thu được dd mới có nồng độ phần trăm mỗi muối đều là 8,69% thì phải hòa tan bao nhiêu g mỗi muối trên

Bài 3: Hào tan 43,71g hỗn hợp 3 muối: cacbonat, hiddrôcacbonat, clorua của 1 kim loại kiềm vào 1 thể tích dd HCl 10,52% ( D = 1,05g/ml) lấy dư được dd A và 17,6g khí B. Chia dd A thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 : Cho tác dụng với AgNO3 dư được 68,88g kết tủa
Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với 125 ml dd KOH 0,8M. Sau phản ứng cô cạn dd thu được 29,68g muối khan
a) Tìm tên kim loại kiềm
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối đã lấy
c) Tính thể tích dd HCl đã dùng

Bài 4: Cho 1 hỗn hợp gồm một oxit kim loại hóa tị II và 1 oxit kim loại hóa trị III với tỉ lệ mol tương ứng 2:1. Chia 32,2g hh này thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Nung nóng trong ống sứ rồi cho một luồng Co dư đi qua thu dược 12,2g kim loại
Phần 2: Cho tác dụng với dd NaOH loãng sau phản ứng còn lại 8g một chất rắn k tan
Xác định CT của 2 oxit, biết các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%

Bài 5: Cho 80g bột Cu vào 200ml dd AgNO3 sau một thời gian lọc được dd A và 95,2g chất rắn B. Cho tiếp 80g bột Pb vào dd A sau phản ứng được dd D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05g chất rắn E. Cho 40g bột kim loại R hóa trị II vào 1/10 dd D sau phản ứng lọc được 44,575g chất rắn F. Tính nồng độ mol của dd AgNO3 và tìm kim loại R


Mong các bạn giúp đỡ nhanh giùm. Thứ 4 mình cần
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

Bài 5: Cho 80g bột Cu vào 200ml dd AgNO3 sau một thời gian lọc được dd A và 95,2g chất rắn B. Cho tiếp 80g bột Pb vào dd A sau phản ứng được dd D chỉ chứa 1 muối duy nhất và 67,05g chất rắn E. Cho 40g bột kim loại R hóa trị II vào 1/10 dd D sau phản ứng lọc được 44,575g chất rắn F. Tính nồng độ mol của dd AgNO3 và tìm kim loại R

Gọi a là số mol AgNO3.
\Rightarrow [TEX] n_{AgNO_3 PU} = 2 . \frac{95,2 - 80}{108.2 - 64} = 0,2 (mol) [/TEX]
\Rightarrow [TEX] n_{AgNO_3 du} = a - 0,2 (mol) [/TEX]
[TEX] n_{Cu(NO_3)_2} = 0,2 : 2 = 0,1 (mol) [/TEX]
[TEX] Pb + Cu(NO_3)_2 \rightarrow \ Pb(NO_3)_2 + Cu \downarrow \ [/TEX]
\Rightarrow [TEX] n_{Pb(NO_3)_2} = \frac{a}{2} (mol) [/TEX]
\Rightarrow [TEX] m_E = m_{Pb du} + m_{Cu} + m_{Ag} = (80 - \frac{207a}{2}) + 0,1 . 64 + 108(a - 0,2) = 67,05 (g) [/TEX]
\Rightarrow a = 0,5
\Rightarrow [TEX] C_M_{AgNO_3} = \frac{0,5}{0,2} = 2,5 (M) [/TEX]

Ta có: [TEX] n_{Pb(NO_3)_2} = \frac{a}{2} = 0,5 : 2 = 0,25 (mol) [/TEX]
\Rightarrow 1/10 dung dịch D chứa: 0,25 ; 10 = 0,025 (mol Pb(NO3)2)
Giả sử Pb(NO3)2 PƯ hết \Rightarrow [TEX] min_{m_{Pb}} = 0,025 . 207 = 5,175 g[/TEX]
Ta có:
1 mol Pb(NO3)2 PƯ thì khối lượng chất rắn tăng 207 - R (g)
mà 0,025 mol Pb(NO3)2 pư khối lượng chất rắn tăng 44,575 - 40 = 4,575 (g)
\Rightarrow [TEX] 0,025(207 - R) = 4,575 [/TEX]
\Rightarrow R = 24 (Mg)
 
M

minhtuyb

Số mol [TEX]AgNO_{3}[/TEX] tính thế này:
[TEX]Cu + 2AgNO_{3}\rightarrow Cu(NO_{3})_{2}+2Ag[/TEX]
Theo ptrình cứ 2 mol [TEX]2AgNO_{3}[/TEX] phản ứng sẽ cho 1 mol [TEX]Cu(NO_{3})_{2}[/TEX]
hay cứ 2 ng tử Ag phản ứng sẽ cho 1 ng tử Cu tạo thành
hay cứ 2.108(g) Ag phản ứng sẽ cho 64(g) tạo thành
Vậy số mol [TEX]2AgNO_{3}[/TEX] phản ứng là:
(Khối lượng chất rắn sau pứng- khối lượng Cu ban đầu)\(2.108-64)
Bạn hỉu chưa nhỉ O:)O:)
 
Q

quacau

Bài 1: X là oxit của kim loại M chiếm 80% khối lượng. Cho dòng khí H2 đi qua ống sứ chứa a gam chất X đốt nóng, sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống là b gam. Hòa tan hết b gam chất rắn này vào trong dd HNO3 loãng thu được dd Y và V lít NO duy nhất thoát ra ( đktc). Cô cạn Y được (3,475 a) gam muối Z. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%.
  • Xác định công thức X,Z
  • Tinh V theo a,b
    Gọi CTHH oxit đó là MxOy. %M=80% \Rightarrow m M=b=0,8a.
    3M+4aHNO3--->3[TEX]M_1NO3_a[/TEX] +aNO +2aH2O(a là hóa trị cao nhất của M)
    3M(g) 3(M+62a) g a(mol)
    0,8a(g) ------------->(M+62a)/M*0,8a (g)
    ta có: (M+62a)/M*0,8a=3,475a\LeftrightarrowM=1984/107a.
    (lập bảng biện luận với a={1;2;3})\RightarrowM=56(Fe).
    Oxit của Fe chứa 80%Fe chỉ có Fe(II) oxit.
 
Top Bottom