{ hóa 9 } đề thi hsg huyện hoài đức !

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kira_l

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phòng GD&ĐT Hoài Đức
(Đề chính thức )
đề thi hsg lớp 9
năm học 2009 - 2010

( thời gian làm bài 15o phút ko tính thời gian giao đề )

Câu 1 > Nồng độ dd KAl(SO4)2 bão hòa ở 20 *C là 5,66 %

a> tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 20*C
b> Lấy 900 g dd bão hòa KAl(SO4)2 ở 20*C đem nung nóng để làm bay hơi hết
300 g H2O , phần còn lại đc làm lạnh đến 20*C . Hỏi có bao nhiêu g tinh thế phèn
KAl(SO4)2.12H2O kết tinh ?

Cầu 2 > 1 loại phân bón phức hợp NPK có ghi trên nhãn 20.10.10
thông tin trên cho ta biết điều gì ?
Bằng sơ đồ hãy tách từng chất ra khỏi hh các chất rắn gồm : Cu , ZnSO4 , CuO

Câu 3 > hòa tan hết hh X gồm Fe và Mg = 1 lượng vừa đủ dd HCl 20% thu đc dd D
. NỒng độ của FeCl2 trong dd D là 15,757 %
a> Xác định nồng độ % của MgCl2 trong dd D
b> Xác định thành phận % về khối lượng của Fe trong hh X

Câu 4 > 1 . Cho 3,8 g hh P gồm các kim loại Mg , Al , Zn , Cu tác dụng hoàn toàn
với O2 dư thu đc hh chất rắn Q có khối lượng là 5,24g
Tính VHCl 1M cần dùng ( tối thiều ) để hòa tan hoàn toàn Q
2. Dẫn khí H2 dư đi qa 25,6 g hh X gồm Fe3O4 , MgO , CuO (nung nóng ) cho đến khi pứ xảy ra hoàn toàn . Sau pứ thu đc 20,8 g chất rắn . Mặt khác 0,15 mol hh X tác dụng vừa đủ vứi 225 ml dd HCl 2 M
a> Viết pt pứ hh xảy ra
b>Tính % số mol các chất trong hh X

Câu 5 > 1 hh Zn và Fe có khối lượng là 37,2 g . Hòa tan này trong 2 l dd H2SO4 0,5M
a> chứng tỏ rằng hh này tan hết
b>Nếu dùng 1 lượng hh Zn và Fe gấp đôi trường hợp trc lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hh mới này có tan hết ko ?
c> trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hh biết rằng lượng H2 sinh ra trong pứ vừa đủ tác dụng với 48 g CuO

-----------------------------------HẾT---------------------------------------------
(cán bộ coi thi ko giải thick bất cứ điều gì :)) )


 
Last edited by a moderator:
G

gororo

Câu 1 > Nồng độ dd KAl(SO4)2 bão hòa ở 20 *C là 5,66 %
a> tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 20*C
b> Lấy 900 g dd bão hòa KAl(SO4)2 ở 20*C đem nung nóng để làm bay hơi hết
300 g H2O , phần còn lại đc làm lạnh đến 20*C . Hỏi có bao nhiêu g tinh thế phèn
KAl(SO4)2.12H2O kết tinh ?
a, Giả sử có 100g dd KAl(SO4)2 =>có 5,66g KAl(SO4)2 và 94,34g H2O
Theo bài ra ta có
Ở 20*C: 94,34g nước có 5,66g KAl(SO4)2
=>.........100g...............566/94,34g KAl(SO4)2
=>Độ tan của KAl(SO4)2 ở 20*C=6
b,Trong 900g dd có:900.5,66/100=50,94g KAl(SO4)2
=>nKAl(SO4)2=50,94/258=0,197 mol
Dễ thấy nước dư=>nphèn kết tinh=nKAl(SO4)2
=>mphèn kết tinh= 0,197.474=93,378g
 
T

thanhanqp

Phòng GD&ĐT Hoài Đức
(Đề chính thức )
đề thi hsg lớp 9
năm học 2009 - 2010

( thời gian làm bài 15o phút ko tính thời gian giao đề )

Câu 1 > Nồng độ dd KAl(SO4)2 bão hòa ở 20 *C là 5,66 %

a> tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 20*C
b> Lấy 900 g dd bão hòa KAl(SO4)2 ở 20*C đem nung nóng để làm bay hơi hết
300 g H2O , phần còn lại đc làm lạnh đến 20*C . Hỏi có bao nhiêu g tinh thế phèn
KAl(SO4)2.12H2O kết tinh ?

mình làm thế này các cậu coi xem đúng hem nha
a, S=(C/100-C)X100
=> S=6
b, mKAl(SO4)2=50,94g=>mH20=849,06g=>mH20saukhibayhơi=549,06g
gọi nKAl(SO4)2.12H20=xmol
=>mKAl(SO4)2=258x=>m không kết tinh=50,94-258x
mH2O=216x=>mH2O ko kết tinh = 549,06-216x
vậy cứ 6g KAl(SO4)2 sẽ tan trong 100g H2o
50,94-258x 549,06-216x
giải ra ta được x=???? =>ta được mKAl(SO4)2.12H2O kết tinh
thế nghen mình ko có nháp nên làm tượng trưng thoy
 
B

boykute_dk

Ai làm câu 5 a tui coi nào tui chưa làm bao giờ nên không biết cách làm....................................................
 
J

january_angel

Ai làm câu 5 a tui coi nào tui chưa làm bao giờ nên không biết cách làm....................................................
Vậy tui làm thử câu 5a nha
nH2SO4 ban đầu=2x0,5=1(mol)
*Giả sử trong hỗn hợp chỉ có Zn => nZn=37,2:65=0,5723 (mol)
=> Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2 (1)
Theo (1) ta có nH2SO4 (PU1)=nZn=0,5723 (mol) (I)
*Giả sử trong hh chỉ có Fe =>nFe=37,2:56=0,6642(mol)
=> Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2 (2)
Theo (2) ta có nH2SO4(pu2)=nFe=0,6642(mol) (II)
Từ (I) và (II) ta có 0,5723< 0,6642 < 1=nH2SO4 ban đầu
=> axit dư -> Hỗn hợp tan hêt

Phần b) làm tương tự tuy nhiên số mol của Zn và Fe ở PT (1) và (2) sẽ gấp đôi lên
Khi đó ta có nH2SO4 ban đầu=1<1,1446<1,3284
=> Axit hết, hỗn hợp dư
Phần c) nCuO=48:80=0,6(MOL)
CuO + H2 --> Cu + H2O (3)
0,6 --> 0,6
Gọi số mol của Zn và Fe lần lượt là x và y (x,y>0)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình 65x + 56y=37,2 và x+y=0,6
Giải hệ trên ta được x=0,4 (mol) và y=0,2 (mol)
=> mZn=0,4. 65=26g
mFe=0,2. 56= 11,2g
 
Last edited by a moderator:
J

january_angel

Ngoài cách làm câu 5a như trên mình còn 1 cách làm khác, post lên cho các bạn xem
Gọi số mol của Fe và Zn có trong 37,2 g lần lượt là a, b mol (a,b>0)
=> 56a + 65b=37,2 => 56a + 56b< 56a + 65b => 56(a+b)<37,2=>(a+b)<0,6643 (mol) (I)
nH2SO4 ban đầu là 2.0,5=1(mol)
Giả sử Fe và Zn đã phản ứng hết theo phương trình
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2 (1)
a a (mol)
Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2 (2)
b b (mol)
Theo (1) (2) ta có nH2SO4 cần dùng là (a+b) (mol) mà (a+b) <0,6643(mol) (từ I)
=> nH2SO4 cần dùng< 0,6643 <1 (mol)
=> H2SO4 vẫn còn dư => hỗn hợp kim loại tan hết
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom