[hóa 9] Đề thì học sinh giỏi

N

nhoc_bi96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài I: (5 điểm)

bài này 2 câu nhưng post câu 2, câu 1 dãy chuyển hóa làm biếng...

2/ Có 2 nguyên tố X, Y tạo thành 2 loại hợp chất [TEX]A_1[/TEX] và [TEX]A_2[/TEX], trong [TEX]A_1[/TEX] nguyên tố X chiến 75% về khối lượng, Y chiếm 25%. Trong [TEX]A_2[/TEX] nguyên tố X chiếm 90% khối lượng, Y chiếm 10%. Nếu CT của X là [TEX]XY_4[/TEX] thì CT hóa học [TEX]A_2[/TEX] là gi?

Bài II (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 18g [TEX]FeS_2[/TEX] và cho tất cả [TEX]SO_2[/TEX] hấp thụ vào 2 lít dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,15M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Bài III (5,5điểm)
1/ Hòa tan x gam 1 kim loại M trong 200g dd [TEX]HCl[/TEX] 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu đc dd A có nồng độ muối tạo thành là 11,96%. (theo khối lượng). Tính x và xác định M

2/ Có 2 dd: dd A chưa [TEX]H_2SO_4[/TEX] 85%, dd B chứa [TEX]HNO_3[/TEX] chưa bk nồng đồ. Hỏi phải trộn 2 dd này theo tỉ lệ khối lượng là ? để đc dd mới, trong đó [TEX]H_2SO_4[/TEX] có nồng độ là 60%, [TEX]HNO_3[/TEX] có nồng độ 20%. Tính C% [TEX]HNO_3[/TEX] ban đầu.

Bài IV: (3 điểm)
Cho x gam [TEX]P_2O_5[/TEX] vào 100g nước thu đc dd A. Cho từ từ dd A vào 125g dd [TEX]NaOH[/TEX] 16% thu đc dd B
a/ Viết thứ tự các phản ứng
b/ x có giá trị trong khoảng giới hạn nào để dd B có 2 muối là [TEX]Na_2HPO_4[/TEX] và [TEX]NaH_2PO_4[/TEX].
c/ Xác định giá trị x để trong dd B nồng độ phần trăm 2 muối trên bằng nhau

Câu V (4,5d)
Cho X và Y là 2 dd [TEX]HCl[/TEX] có nồng độ khác nhau. Lấy V ml dd X tác dụng với [TEX]AgNO_3[/TEX] dư tạp thành 35,875g kết tủa. Để trung hòa V' ml dd Y cần 500ml dd [TEX]NaOH[/TEX] 0,3M
a/ Khi trộn V(l) dd X với V' (l) dd Y thu đc 2 lít dd Z. Tính [TEX]C_M[/TEX] dd Z
b/ Nếu lấy 100ml dd X và 100 ml dd Y td với Fe thì lượng hidro thoat ra trong 2 trường hợp chênh lệch nhau 0,448l (dktc). Tính [TEX]C_M[/TEX] dd X, Y.



 
N

nguyenthuhuong0808

Bài I: (5 điểm)2/ Có 2 nguyên tố X, Y tạo thành 2 loại hợp chất [TEX]A_1[/TEX] và [TEX]A_2[/TEX], trong [TEX]A_1[/TEX] nguyên tố X chiến 75% về khối lượng, Y chiếm 25%. Trong [TEX]A_2[/TEX] nguyên tố X chiếm 90% khối lượng, Y chiếm 10%. Nếu CT của A1 là [TEX]XY_4[/TEX] thì CT hóa học [TEX]A_2[/TEX] là gi?
Trong A1:
[TEX]\frac{100X}{X + 4Y} = 75[/TEX]
=> X = 12 Y
Đặt CTPT của A2 là XxYy
=>[TEX] \frac{100Xx}{Xx+Yy} = 90[/TEX]
=> x :y = 3 : 4
=> CTPT của A2 là X3Y4


Bài II (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 18g [TEX]FeS_2[/TEX] và cho tất cả [TEX]SO_2[/TEX] hấp thụ vào 2 lít dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] 0,15M. Tính khối lượng muối tạo thành.
n FeS2 = 0,15 mol
n Ba(OH)2 = 0,3 mol
4 FeS2 + 11 O2 -t-> 2 Fe2O3 + 8 SO2 (1)
0,15................................................0,3
n SO2 : n Ba(OH)2 = 0,3 : 0,3 = 1
=> chỉ xảy ra pu (2) tạo muối trung hòa
SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O (2)
0,3.............................0,3
m muối = 0,3 . 217 = 65,1 g


Bài III (5,5điểm)
1/ Hòa tan x gam 1 kim loại M trong 200g dd [TEX]HCl[/TEX] 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu đc dd A có nồng độ muối tạo thành là 11,96%. (theo khối lượng). Tính x và xác định M

m HCl = 200. 7,3% = 14,6 g
n HCl = 14,6 : 36,5 = 0,4 mol
2 M + 2n HCl -> 2 MCln + n H2
0,4/n......0,4.......0,4/n........0,2

m dd sao pu = 0,4M/n + 200 - 0,2 .2 = 0,4M/n + 199,6 (g)
=> 0,4/n(M + 35,5n) = (0,4M/n +199,6) . 11,96%
=> M = 27,5n
ta có bảng
n...........1..............2..............3
M........27,5........55.............82,5
=> M là Mn
x = 0,4 M/n = 0,4 . 27,5 = 11 g




2/ Có 2 dd: dd A chưa [TEX]H_2SO_4[/TEX] 85%, dd B chứa [TEX]HNO_3[/TEX] chưa bk nồng đồ. Hỏi phải trộn 2 dd này theo tỉ lệ khối lượng là ? để đc dd mới, trong đó [TEX]H_2SO_4[/TEX] có nồng độ là 60%, [TEX]HNO_3[/TEX] có nồng độ 20%. Tính C% [TEX]HNO_3[/TEX] ban đầu.

đặt m dd A = a g (a >0)
=> m H2SO4 = 0,85 a g
=> m dd sau khi trộn = 0,85 a : 60% = 17/12 a (g)
=> m dd B = 17/12 a - a = 5/12a (g)
=> m HNO3 = 17/12a . 20% = 17/60a (g)
=>C % dd B = 17/60a : 5/12a .100% = 68%
m A : m B = a : 5/12a = 5 : 12
vậy cần trộn dd A và dd B theo tỉ lệ 5 : 12
C % dd B = 68%

Bài IV: (3 điểm)
Cho x gam [TEX]P_2O_5[/TEX] vào 100g nước thu đc dd A. Cho từ từ dd A vào 125g dd [TEX]NaOH[/TEX] 16% thu đc dd B
a/ Viết thứ tự các phản ứng
b/ x có giá trị trong khoảng giới hạn nào để dd B có 2 muối là [TEX]Na_2HPO_4[/TEX] và [TEX]NaH_2PO_4[/TEX].
c/ Xác định giá trị x để trong dd B nồng độ phần trăm 2 muối trên bằng nhau
n NaOH = 0,5 mol
P2O5 + 3 H2O -> 2 H3PO4

H3PO4 + 2 NaOH -> Na2HPO4 + 2 H2O

H3PO4 + NaOH -> NaH2PO4 + H2O
để dd tạo ra hai muối Na2HPO4 và NaH2PO4
thì 1 < \frac{n_{NaOH}}{n_{H_3PO_4}} < 2
=>
1 < \frac{0,5}{n_{H_3PO_4}} < 2
=> 0,25 < n H3PO4 < 0,5
=> 0,125 < n P2O5 < 0,25
=> 17,75 < x < 35,5


Câu V (4,5d)
Cho X và Y là 2 dd [TEX]HCl[/TEX] có nồng độ khác nhau. Lấy V ml dd X tác dụng với [TEX]AgNO_3[/TEX] dư tạp thành 35,875g kết tủa. Để trung hòa V' ml dd Y cần 500ml dd [TEX]NaOH[/TEX] 0,3M
a/ Khi trộn V(l) dd X với V' (l) dd Y thu đc 2 lít dd Z. Tính [TEX]C_M[/TEX] dd Z
b/ Nếu lấy 100ml dd X và 100 ml dd Y td với Fe thì lượng hidro thoat ra trong 2 trường hợp chênh lệch nhau 0,448l (dktc). Tính [TEX]C_M[/TEX] dd X, Y.

gọi C M X =x M; C M Y = y M
HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3
0,25..................0,25
HCl + NaOH -> NaCl + H2O
0,15....0,15
a. n HCl (Z) = 0,25 + 0,15 = 0,4 mol
C M dd Z = 0,4 / 2 = 0,2 M
b. V = 0,25/x
[tex]=> n HCl(100mlX) = \frac{0,25 . 0,1x}{0,25} = 0,1x (mol) [/tex]
V' = 0,15 /y
[TEX]=> n HCl (100mlY) = \frac{0,15.0,1x}{0,15} = 0,1y(mol)[/TEX]
2 HCl + Fe -> FeCl2 + H2 (1)
0,1x.........................0,05x
2 HCl + Fe -> FeCl2 + H2 (2)
0,1y..........................0,05y
Giả sử x < y => 0,05x < 0,05y
=> 0,05y - 0,05x = 0,02
V + V' = 0,25/x + 0,15/y = 2
=> giải ra x = 0,21 ; y = 0,19
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

Ai đi thi học sinh giỏi về có đề thì post vào đây nhé
Đưa vào cùng một pic để đỡ tràn làn pic
THANK YOU SO MUCH!!!!
 
L

lecuong24

[ Hoá 9 ]Một số bài thi trong đề HSG Hoá Học 9

Câu 1: ( 2.5 điểm )
Một hợp kim X gồm kim loại M có lẫn tạp chất A, B, D với A là phi kim, B và D là kim loại.
- Khi cho X vào dung dịch HCl dư thì chỉ có M và B tan cho ra dung dịch E có màu lục nhạt. Thêm NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa trắng xanh hoá nâu ngoài không khí và dung dịch F. Lại thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch F, lúc đầu thấy có kết tủa trắng đục, kết tủa này tan khi thêm dư dung dịch HCl.
- Khi cho X vào HNO3[FONT=&quot] [/FONT]đặc, nóng dư thì X phản ứng hoàn toàn tạo thành dung dịch G màu xanh và hỗn hợp 3 khí I, J, K. Cho hỗn hợp 3 khí này qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì I, J bị giữ lại và tạo thành kết tủa trắng L. Khí K gần như trơ ở nhiệt độ thường.
Xác định các chất M, A, B, D, I, J, K, L và viết các phương trình phản ứng biểu diễn các phản ứng đã mô tả ở trên. Biết rằng M, B, D và A là các kim loại và phi kim thông dụng, trong đó B là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt, dùng làm ấm nấu nước, soong chảo…I là khí màu nâu, J là khí không màu, không mùi.

Câu 2: ( 3.5 điểm )
Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối Cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3 % vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028 %.
a. Xác định kim loại R và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.


Câu 3: ( 4,0 điểm )
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hiđrocacbon A, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 118,2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 77,4 gam.
Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.
 
Top Bottom