[HÓA 9] Đề thi hóa chuyên

M

minhtuyenhttv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HCM 2001-2002

câu 1:
một dung dịch chứa 4 ion của hai muối vô cơ. khi thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X đun nóng thấy có khí thoát ra(A) và đồng thời thấy tạo kết tủa (B). khi thêm Ba(OH)2 vào X khối lượng kết tủa B tăng dần qua một cực đại rồi giảm đến một giá trị ko đổi. kết tủa B cũng chỉ tan một phần trong HCL dung dịch X sau khi thêm HNO3 và AgNO3 tạo kết tủa trắng háo đen từ từ ngoài as
xác định 4 ion có thể có trong dung dịch X biết rằng chúng là những ion thông dụng. viết các PT minh họa

câu 2)
a 100ml dung dịch HCl 0,1M có d= 1,05g/ml hòa tan va]f đủ m g kim loại M cho ra dung dịch có m= 105,11g => tìm m và M
b) cho 200ml d2 HCl 0,1M một lượng0,26gZn và 0,28g Fe sau đó thêm tiếp vào dung dịch này kim loại M nói trên cho đến khi thu được dung dịch chứa 2ion kim loại và cr B có khối lượng lớn hơn khối lượng M đã cho vào là 0,218g. tính khối lượng của M đã sử dụng biết các PƯ' xảy ra hoàn toàn

đề thi còn 3 câu nữa, trong hôm nay mình sẽ post nốt, các bạn có thẻ copy rồi paste vào word rồi in ra luyện tập để ôn thi, tương lai cấp 3 sẽ chào đón mem box háo 9 ;)) 5ting
PS: làm luôn tại đây cũng được ;))
 
T

thao_won

câu 1:
một dung dịch chứa 4 ion của hai muối vô cơ. khi thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X đun nóng thấy có khí thoát ra(A) và đồng thời thấy tạo kết tủa (B). khi thêm Ba(OH)2 vào X khối lượng kết tủa B tăng dần qua một cực đại rồi giảm đến một giá trị ko đổi. kết tủa B cũng chỉ tan một phần trong HCL dung dịch X sau khi thêm HNO3 và AgNO3 tạo kết tủa trắng háo đen từ từ ngoài as
xác định 4 ion có thể có trong dung dịch X biết rằng chúng là những ion thông dụng. viết các PT minh họa

Thêm [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] vào dd X thầy có khí thoát ra \Rightarrow có ion [TEX]NH_4^+[/TEX]

Kết tủa B tan 1 phần trong dd HCl \Rightarrow B có kết tủa BaSO_4 \Rightarrow X có ion [TEX]SO_4^{-2}[/TEX]

tạo kết tủa màu trắng với AgNO_3 và hóa đen ngoài as \Rightarrow có ion [TEX]Cl^-[/TEX]

Kết tủa B tan trong [TEX]OH^-[/TEX] dư \Rightarrow B có kết tủa hidroxit nhôm hoặc kẽm .\Rightarrow X có ion [TEX]Al^{+3}[/TEX]

Vậy 4 ion là [TEX]Al^{+3} ,NH_4^+ , SO_4^{-2} [/TEX]và [TEX]Cl^-[/TEX]


câu 2)
a 100ml dung dịch HCl 0,1M có d= 1,05g/ml hòa tan va]f đủ m g kim loại M cho ra dung dịch có m= 105,11g => tìm m và M
b) cho 200ml d2 HCl 0,1M một lượng0,26gZn và 0,28g Fe sau đó thêm tiếp vào dung dịch này kim loại M nói trên cho đến khi thu được dung dịch chứa 2ion kim loại và cr B có khối lượng lớn hơn khối lượng M đã cho vào là 0,218g. tính khối lượng của M đã sử dụng biết các PƯ' xảy ra hoàn toàn

[TEX]nHCl = 0,01[/TEX] mol
[TEX]mdd HCl = 1,05 . 100 = 105[/TEX] g

[TEX]nH_2 = \frac{nHCl}{2} = 0,005 [/TEX]mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : [TEX]105 + m = 0,005 .2 + 105,11[/TEX]
[TEX]\Rightarrow m = 0,12 [/TEX]Đặt n là hóa trị của M.

[TEX]nM = \frac{0,01}{n} \Rightarrow M = 12n \Rightarrow[/TEX] M là Mg
b) nHCl = 0,02 mol
[TEX]nZn = 0,004 [/TEX]mol ; [TEX]nFe = 0,005 [/TEX]mol
Viết PTHH ra , nhận thấy HCl còn dư 0,002 mol

Trong đđ thu dc gồm 0,005 mol [TEX]Fe^+{2}[/TEX] , 0,004 mol [TEX]Zn^{+2}[/TEX] và 0,002 mol HCl dư

Vì [TEX]Fe^+{2}[/TEX] là chất oxi hóa mạnh hơn [TEX]Zn^{+2}[/TEX] nên sẽ phản ứng với Mg trước [TEX]Zn^{+2}[/TEX] và sau HCl .

Sau p/ư thu dc dung dịch chứa 2 ion [TEX]\Rightarrow Fe^{+2}[/TEX] đã p/ư hết.

[TEX]Mg + 2H^+ \to Mg^{+2} + H_2[/TEX]

[TEX]Mg + Fe^{+2} \to Mg^{+2} + Fe[/TEX]

[TEX]Mg + Zn^{+2} \to Mg^{+2} + Zn.[/TEX]

Gọi x là số mol [TEX]Zn^{+2}[/TEX] đã p/ư ,ta có phương trình :

[TEX]0,005 .56 + 65x - ( 0,001 .24 + 0,005 .24 + 24x) = 0,218[/TEX]

[TEX]\Rightarrow x = 0,002 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow mMg = ( 0,001 + 0,002 + 0,005) . 24 =0,192 g [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

thanks Thao_won đã ủng hộ, iu nàng lắm....... nốt nè
Câu 3:hãy liệt kê và gọi tên tất cả các đồng phân của C5H12 rồi sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần ( muốn đám vào mặt ông ra câu này =)))

Câu 4:
a) xác định CTCT của một HC, biết rằng HC này ở thể khí, phân tử có dạng đối xứng vs số C lớn hơn 2 và hấp thu một phân tử hidro khi tiến hành PƯ' + hidro

b)cho HC trên PƯ' vs Br2 trong nước, người ta thu được hai SP (A) có CTPT là C4H8Br2 và B là C4H9BrO hãy biểu diễn CTCT và viết PT PƯ' tạo thành A và B

câu 5: một chai gas mini chứa 190 g butan biết
vc đốt cháy butan sẽ tỏa ra một nhiệt lượng là 2600KJ cho mỗi mol Butan
- để dun một l nước từ 20 => sôi cần dùng nhiệt lượng la` 334KJ
a) viết PT cháy của butan
b) giả sử ko có sự thất thoát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh hãy xác định khối lượng nưc[s có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan trong chai gas đó
c) giả sử nhiệtl]ợng bị thất thoát ra môi trường là 40% hãy xác định khối lương nước có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan tròn chai gas

hôm nay một đề nhé ;))
 
T

thao_won

Câu 3:hãy liệt kê và gọi tên tất cả các đồng phân của C5H12 rồi sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần ( muốn đám vào mặt ông ra câu này =)))

Câu này tự viết đồng phân và sắp xếp theo thứ tự độ phân nhánh càng cao thì nhiệt độ sôi càng giảm !


Câu 4:
a) xác định CTCT của một HC, biết rằng HC này ở thể khí, phân tử có dạng đối xứng vs số C lớn hơn 2 và hấp thu một phân tử hidro khi tiến hành PƯ' + hidro

HC này ở thế khí nên số C \leq 4 và theo giả thiết < 2 nên có 3 hoặc 4 C trong phân tử .

Hấp thu 1 phân tử H2 khi thực hiện phản ứng cộng H \Rightarrow anken.
Đây là [TEX]C_3H_6[/TEX] hoặc [TEX]C_4H_8[/TEX] ,vì ở dạng đối xứng nên ko thể là [TEX]C_3H_6[/TEX] dc.

CTCT : [TEX]CH_3 - CH = CH - CH_3[/TEX]

b)cho HC trên PƯ' vs Br2 trong nước, người ta thu được hai SP (A) có CTPT là C4H8Br2 và B là C4H9BrO hãy biểu diễn CTCT và viết PT PƯ' tạo thành A và B

CTCT tự viết .
PTHH :

[TEX]C_4H_8 + Br_2 \to C_4H_8Br_2[/TEX]

[TEX]Br_2 + H_2O \to HBr + HBrO[/TEX]

[TEX]C_4H_8 + HBrO \to C_4H_9BrO[/TEX]


câu 5: một chai gas mini chứa 190 g butan biết
vc đốt cháy butan sẽ tỏa ra một nhiệt lượng là 2600KJ cho mỗi mol Butan
- để dun một l nước từ 20 => sôi cần dùng nhiệt lượng la` 334KJ
a) viết PT cháy của butan
b) giả sử ko có sự thất thoát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh hãy xác định khối lượng nưc[s có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan trong chai gas đó
c) giả sử nhiệtl]ợng bị thất thoát ra môi trường là 40% hãy xác định khối lương nước có thể đun sôi khi dùng toàn bộ butan tròn chai gas

[TEX]C_4H_{10} + \frac{13}{2}O_2 \to 4CO_2 + 5H_2O[/TEX]

[TEX]nC_4H_{10} = 3,276 [/TEX]mol
\Rightarrow Nhiệt lượng tỏa ra là : [TEX]2600 . 3,276 = 8517,6[/TEX] KJ
Thể tích nước có thể đun sôi là : [TEX]\frac{8517,6}{334} = 25,5 l[/TEX] \Rightarrow Lượng nước = 25,5 kg

Nhiệt lượng thất thoát 40% nên nhiệt lượng có ích để đun sôi là : [TEX]8517,6 .60% =5110,56 KJ[/TEX]
\Rightarrow Lượng nước đun sôi [TEX]= \frac{5110,56}{334} = 15,3 kg [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

phần 4 câu 4 là C4H8, thảo viết nhầm rồi
câu 1 chưa chặt chẽ thì phải, hjx
 
Top Bottom