[Hoá 9] bạn nào giỏi Hóa thì vao đay giúp mình với!!!!!!

R

ruougao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn làm giúp tôi bài này với!!!!
bài 1: Cho 13,44g bột đồng kim loại vào cốc đựng 500ml dung dịch AgNO3 0,3M, khuấy đều dung dich một thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56g chất rắn A và dd B.
a) Tính Cm chất tan trong dd B. Gỉa thiết Vdd không thay đổi.
b)Nhúng một thanh kim loại R nặng 15g vào dd B khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lấy thanh kim loại R ra khỏi dd cân nặng 17,205g (giả sử tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh R). Xác định tên kim loại R.
bài 2: khử a (g) một oxit sắt (chưa rõ hóa trị của sắt) bằng khí CO nóng dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan lượng Fe trên trong dd H2SO4 loãng, dư thoát ra 1,68 l khí H2 (đktc). Hấp thụ khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được kết tủa. Tìm công thức của oxit sắt nói trên.
các bạn làm nhanh giúp minh nha, thứ 7 mình cần rồi!:confused::eek::|:(
 
N

nth_9195

các bạn làm giúp tôi bài này với!!!!
bài 1: Cho 13,44g bột đồng kim loại vào cốc đựng 500ml dung dịch AgNO3 0,3M, khuấy đều dung dich một thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56g chất rắn A và dd B.
a) Tính Cm chất tan trong dd B. Gỉa thiết Vdd không thay đổi.
b)Nhúng một thanh kim loại R nặng 15g vào dd B khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lấy thanh kim loại R ra khỏi dd cân nặng 17,205g (giả sử tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh R). Xác định tên kim loại R.
bài 2: khử a (g) một oxit sắt (chưa rõ hóa trị của sắt) bằng khí CO nóng dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan lượng Fe trên trong dd H2SO4 loãng, dư thoát ra 1,68 l khí H2 (đktc). Hấp thụ khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được kết tủa. Tìm công thức của oxit sắt nói trên.
các bạn làm nhanh giúp minh nha, thứ 7 mình cần rồi!:confused::eek::|:(

1) a, [TEX]n_{AgNO_3} = 0,15[/TEX]
[TEX]Cu + 2AgNO_3 \to Cu(NO_3)_2 + 2Ag[/TEX]​
Gọi [TEX]n_{Cu}[/TEX] p/ứ = x
[TEX]\Rightarrow n_{Ag} = 2x \Rightarrow 2.108x - 64x = 22,56 - 13,44 \Leftrightarrow x = 0,06[/TEX]
[TEX]n_{AgNO_3}[/TEX] dư = 0,03
[TEX]C_M_{AgNO_3} = 0,06 (M)[/TEX]
[TEX]C_M_{Cu(NO_3)_1} = 0,12 (M)[/TEX]
b, Chưa nghĩ ra :p
2) Thiếu dữ kiện. Mình chỉ viết PT p/ứ thôi nhé:
[TEX]Fe_xO_y + yCO \to xFe + yCO_2\uparrow[/TEX]
[TEX]Fe + H_2SO_4 \to FeSO_4 + H_2\uparrow[/TEX]
[TEX]n_{H_2} = 0,075[/TEX]
[TEX]Ca(OH)_2 + CO_2 \to CaCO_3 + H_2O[/TEX]
 
L

linda95

Câu b bài 1 bạn có thể làm như sau:
PTHH
R + nAgNO3 ----> R(NO3)n + nAg
2R + nCu(NO3)2 ----> 2R(NO3)n + nCu
Ta có: nR phản ứng = số mol AgNO3/ n + số mol Cu(NO3)2/n*2 = 0.03 : n + 0.12:n = 0.15:n (mol)
Theo bài có:
15 - 0.15:n*R + 0.03* 108 + 0.06*64 = 17.205
Suy ra:32.5n = R
Vì kim loại t/d với muối nên n= {1;2;3}
Thử chọn, ta thấy n=2 thỏa mãn R = 65. Vậy R là Zn
 
Top Bottom