[Hóa 9] Bài toán áp suất

Y

younglady9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho một bình kín dung tích 3,2 lít chứa hỗn hợp 3 rượu đơn chức A, B, C và 2,688 g O2. Nhiệt độ và áp suất trong bình là 109,20C và 0,98 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu, sau đó đưa nhiệt độ bình về 136,5 oC, áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả các khí trong bình sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1đợng H2SO4 đặc và bình hai đựng KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,756 g còn bình 2 tăng 1,232 gam.
a) Tính P.
b) Xác định CTCT của A,B,C biết B và C có cùng số nguyên tử C và số mol của rượu A bằng 5/3 tổng số mol của các rượu B và C
 
G

girlbuon10594

Cho một bình kín dung tích 3,2 lít chứa hỗn hợp 3 rượu đơn chức A, B, C và 2,688 g O2. Nhiệt độ và áp suất trong bình là 109,20C và 0,98 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu, sau đó đưa nhiệt độ bình về 136,5 oC, áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả các khí trong bình sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1đợng H2SO4 đặc và bình hai đựng KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,756 g còn bình 2 tăng 1,232 gam.
a) Tính P.
b) Xác định CTCT của A,B,C biết B và C có cùng số nguyên tử C và số mol của rượu A bằng 5/3 tổng số mol của các rượu B và C


a. - Khối lượng bình 1 tăng [TEX]= m_{H_2O}=0,756g[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{H_2O}=0,042 mol[/TEX]
- Khối lượng bình 2 tăng [TEX]= m_{CO_2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{CO_2}=0,028 mol[/TEX]
- [TEX]n_{O_2} = 0,084 mol[/TEX] (ban đầu)
- [TEX]n_{h^2}=\frac{0,98.3,2}{(109,2+273).\frac{22,4}{273}}=0,1[/TEX] (là số mol 3 rượu +[TEX]O_2[/TEX])
\Rightarrow [TEX]n_{3 r}=0,1-0,084=0,016 mol[/TEX]

Theo định luật bảo toàn nguyên tố Oxi, ta có:
[TEX]n_{O_2}=n_{O_2}+n_{CO_2}+\frac{1}{2}n_{H_2O}[/TEX]([TEX]O_2[/TEX] của vế trái là [TEX]O_2[/TEX] ban đầu, còn [TEX]O_2[/TEX] ở vế phải là [TEX]O_2[/TEX] dư)
\Rightarrow [TEX]n_{O_2}=0,035 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{h^2}=n_{O_2}+n_{CO_2}+n_{H_2O}=0,105 mol[/TEX] (số mol hỗn hợp sau, [TEX]O_2[/TEX] là [TEX]O_2[/TEX] dư)
\Rightarrow [TEX]P=\frac{nRT}{V}=\frac{0,105.\frac{22,4}{273}.(136,5+273)}{3,2}=1,1025 atm[/TEX]


b. Ta có: Số nguyên tử Cacbon trung bình có trong rượu[TEX]=\frac{n_{CO_2}}{n_{3 r}}=\frac{0,028}{0,016}=1,75[/TEX]
\Rightarrow Trong hỗn hợp có [TEX]CH_3OH[/TEX]
[TEX]+) TH_1:[/TEX] Giả sử [TEX]A[/TEX] là [TEX]CH_3OH (M_B<M_C)[/TEX]
Ta có: [TEX]\left{\begin{n_A=\frac{5}{3}(n_B+n_C)}\\{n_A+n_B+n_C=0,016} [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]\left{\begin{n_A=0,01}\\{n_B+n_C=0,006} [/TEX]

PTPƯ: [TEX]CH_3OH+2O_2 \to CO_2+2H_2O[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{CO_2}=n_{CH_3OH}=0,01 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{CO_2}=0,028-0,02=0,028[/TEX] (số mol do [TEX]B+C[/TEX] sinh ra)
Mà số nguyên tử Cacbon ở trong B và C là bằng nhau
\Rightarrow Số nguyên tử Cacbon trung bình trong B và C [TEX]= \frac{n_{CO_2}}{n_{2 r}}=\frac{0,018}{0,006}=3[/TEX]
- [TEX]n_{H_2O}=0,042-0,02=0,022[/TEX] (do B và c sinh ra)
\Rightarrow Số nguyên tử Hidro trung bình trong B và C [TEX]= \frac{0,022.2}{0,006} = 7,3[/TEX]
\Rightarrow B và C lần lượt là [TEX]C_3H_5OH[/TEX] và [TEX]C_3H_7OH[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Y

younglady9x

Cho em hỏi chỗ bảo toàn nguyên tố oxi: khi thay đổi điều kiện về nhiệt độ và áp suất trong bình thì số mol khí cũng thay đổi làm sao áp dụng bảo toàn nguyên tố được nữa
 
Y

younglady9x

Cả ở ý b nCO2=0,028 mol là sau khi đưa nhiệt độ bình về 136,5oC
còn n3r= 0,016 mol là số mol 3 rượu lúc đầu ở 109,2oC
Làm sao đem 2 cái này để tìm ra số nguyên tử cacbon trung bình được
 
Top Bottom