[Hóa 9] Bài tập xác định tên kim loại

B

baochau15

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 13 g một kim loại A hóa trị II vào 500 ml dd HCl 1M. PƯ kết thúc thu được dd X. Để trung hòa lượng axit dư trong dd X cần 50 ml dd Ba(OH)2 1M. Biết các PƯ xảy ra hoàn toàn. Tìm kim loại A.
2. Hòa tan hoàn toàn 13,7 g hỗn hợp X gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) trong dd HCl dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định kim loại M.
3. Hòa tan hoàn toàn 7,6 g hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit của nó (M hóa trị II) cần 500 ml dd HCl 1M. Xác định kim loại M.
4. Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g kim loại M hóa trị II trong khí clo dư thu được 19 g muối clorua. Xác định kim loại M.
 
S

soccan

Bài 1
PTHH
$n_{HCl}=0,5.1 = 0,5 mol$
$2HCl+Ba(OH)_2--->BaCl_2+2H_2O$
_0,1___0,05
+$n_{Ba(OH)_2} = 0,05.1=0,05 mol$ \Rightarrow $n_{HCl_pứ}=0,5-0,1=0,4 mol$
$A+2HCl--->ACl_2+H_2$
_0,2_0,4
$M_A$=[TEX]\frac{13}{0,2}[/TEX]=65
\Rightarrow Kim loại A là Zn
 
Last edited by a moderator:
S

soccan

Bài 4
$M+2Cl--->MCl_2$
__0,2__0,4 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng
$m_{Cl}=m_{MCl_2}-m_M=19-4,8=14,2 gam$
$\Longrightarrow n_{Cl}=\frac{14,2}{35,5}=0,4 mol$
$\Longrightarrow M_M=\frac{4,8}{0,2}=24$
Vậy M là $Mg$
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Câu 2 đây bạn!

Gọi x là số mol M2CO3; y là số mol MHCO3 (x, y > 0)
Theo bài ta có phương trình theo khối lượng hỗn hợp ban đầu:
x(2M + 60) + y(M + 61) = 13,7
\Leftrightarrow 2xM + 60x + yM + 61y = 13,7
\Leftrightarrow 2xM + 60x + yM + 60y + y = 13,7
\Leftrightarrow 2xM + yM + y + 60(x + y) = 13,7 (I)
Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl, ta có các PTHH:
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + H2O + CO2 (1)
MHCO3 + HCl → MCl + H2O + CO2 (2)

Số mol khí: n(CO2) = 0,15 (mol)
=> x + y = 0,15 (mol) (II)
Thay (II) vào (I) ta được:
2xM + yM + y + 60*0,15 = 13,7
\Leftrightarrow 2xM + yM + y = 4,7
\Leftrightarrow xM + yM + xM + y = 4,7
\Leftrightarrow M(x+y) + xM + y = 4,7
\Leftrightarrow 0,15M + xM + y = 4,7
\Leftrightarrow M(0,15 + x) + y = 4,7 (III)
Từ (II) và (III) ta có hệ phương trình: (bạn sử dụng dấu ngoặc nhọn nhé)
M(0,15 + x) + y = 4,7
x + y = 15
Biến đổi hệ ta được phương trình tương đương:
0,15M + Mx – x = 4,55
\Leftrightarrow x(M - 1) + 0,15M = 4,55
=> x = (4,55 – 0,15M)/(M – 1)
=> M > 1 (*)
Theo (II) ta có x < 0,15
=> (4,55 – 0,15M)/(M – 1) < 0,15
(Giải bất phương trình ra bạn sẽ được bất phương trình tương đương)
M < 15,67 (**)
Từ (*) và (**) ta có khoảng của M:
1< M < 15,67
Vì M là kim loại kiềm => M là Li

(Đây là cách làm theo ý mình nghĩ như vậy, có gì sai sót mong bạn thông cảm, mình năm nay mới lên lớp 9. Nếu ko sai thì công nhận đúng cho mình nha)
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Câu số 3

Gọi x là số mol kim loại M; y là số mol oxit kim loại M (x, y > )
Theo bài ta có phương trình theo khối lượng hỗn hợp:
xM + y(M + 16) = 7,6 (g)
\Leftrightarrow xM + yM + 16y = 7,6
\Leftrightarrow M(x + y) + 16y = 7,6 (I)
Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl ta có các PTHH sau:
M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)
MO + 2HCl → MCl2 + H2O (2)

Số mol HCl: n(HCl) = V*C(M) = 0,5 (mol)
=> 2x + 2y = 0,5 (mol)
=> x + y = 0,25 (II)
Thay (II) vào (I) ta được:
0,25M + 16y = 7,6 (III)
Từ (II) và (III) ta có hệ phương trình, sau đó biến đổi hệ ta được phương trình tương đương (Các bước làm như bài 2)
0,25M – 16x = 3,6
=> x = (0,25M – 3,6)/16
Vì x > 0 => 0,25M – 3,6 > 0
=> 0,25M > 3,6
\Leftrightarrow M > 14,4 (*)
Theo (II) ta có x < 0,25
=> (0,25M – 3,6)/16 < 0,15
Giải bất phương trình bạn sẽ được:
M < 30,4 (*) (*)
Từ (*) và (*) (*) ta có khoảng của M:
14,4 < M < 30,4
Vì M là kim loại hóa trị II => M là Magiê (Mg)
 
Top Bottom