[Hóa 9]Bài tập vô cơ - cần mọi người giúp đỡ

J

jasmine9762

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al và Zn trong bình đựng khí Clo dư. Sau một thời gian ngừng phản ứng thu được 65,45 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn . Cho hỗn hợp chất rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V lít H2 (đktc). Dẫn V lít khí này đi qua ống đựng 80 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy trong ống còn lại 72,32 gam chất rắn và chỉ có 80% H2 đã phản ứng.
Xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp kim loại và V lít Clo (biết lượng Clo dư (đktc) bằng 20% lượng phản ứng).
2. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl trong hai trường hợp sau:
a) Thả một viên bi sắt (hình cầu) nặng 7gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thấy còn lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt trộn vào 122,5 gam dung dịch H2SO4 20%, sau một thời gian khi nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 15,2% (khối lượng dung dịch của H2SO4 15,2% là 122,5 gam).
b) Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6 gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn lại 1/2 thì thấy ngừng khí thoát ra.
 
I

imma.snowgirl

2. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl trong hai trường hợp sau:
a) Thả một viên bi sắt (hình cầu) nặng 7gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thấy còn lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt trộn vào 122,5 gam dung dịch H2SO4 20%, sau một thời gian khi nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 15,2% (khối lượng dung dịch của H2SO4 15,2% là 122,5 gam).
.
a) nFe = 7/56 = 0,125 (mol)
mH2SO4 = 122,5 . 20 : 100 = 24,5 (g)
mH2SO4 (dư) = 122,5 . 15,2 : 100 = 18,62 (g)
mH2SO4 (pư) = 24,5 – 18,62 = 5,88 (g)
nH2SO4 (pư) = 5,88 : 98 = 0,06 (mol)
PT: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 (1)
…0,06….0,06……………….........……(mol)
Từ (1) => nFe = 0,125 – 0,06 = 0,065 (mol)
PT: Fe + 2 HCl -> FeCl2 + H2 (2)
…0,065..0,065……………….........(mol)
=> CM dd HCl = 0,065 : 0,25 = 0,26 (M)
.
Bài này mình thấy chưa sử dụng gì đến mối quan hệ giữa đường kính, bán kính, và khối lượng nên thấy hơi sai sai hay sao ấy (Tại đề cho là viên bi sắt hình cầu mà)
 
I

imma.snowgirl

2. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl trong hai trường hợp sau:
b) Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6 gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn lại 1/2 thì thấy ngừng khí thoát ra.
.
nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)
Vì đường kính viên bi chỉ còn lại ½ nên mFe (pư) = 5,6 : 8 = 0,7 (g)
=> nFe (pư) = 0,7 : 56 = 0,0125 (mol)
PT: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (1)
0,0125…0,025……………….......(mol)
Từ (1) => CM dd HCl = 0,025 : 0,2 = 0,125 (M)
 
Top Bottom