[Hóa 9]Bài tập kim loại khó

L

linhkkk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hỗn hợp gồm fe, Mg , Al2O3 và oxit của kim loại X có hóa trị 2 ko đổi .lấy 13,16 g A cho tác dụng hết vs dung dịch HCL thu đuoc khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B = 1 the tich không khí ­vừa đủ sau đó đưa về đktc thì thể thích khí còn lại là 9,856 lit . Biết V oxi chiếm 20% thể tích không khí.lấy 13.16g A tác dụng hết dung dich HNO3 loãng thì chỉ thu dk khí NO trong đó V khí NO do Fe sinh ra= 1.25 lần do Mg sinh ra. Lếy m gam Mg va m gam X vs dung dich H2SO4 loãng dư thì V H2 do Mg sinh ra nhiều hon 2.5 lần do X sinh ra để hoa tan hoan toan oxit trong 13.16 gam A phai dung 50ml dung dich NAOH 2M
a) xac dinh nguyen to X
b) tinh % khoi luong cac chat trong A

Bạn chú ý nha : [Hóa 9]+ Tiêu đề có dấu nhé ^^
 
Last edited by a moderator:
L

lovelybones311

hỗn hợp gồm fe, Mg , Al2O3 và oxit của kim loại X có hóa trị 2 ko đổi .lấy 13,16 g A cho tác dụng hết vs dung dịch HCL thu đuoc khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B = 1 the tich không khí ­vừa đủ sau đó đưa về đktc thì thể thích khí còn lại là 9,856 lit . Biết V oxi chiếm 20% thể tích không khí.lấy 13.16g A tác dụng hết dung dich HNO3 loãng thì chỉ thu dk khí NO trong đó V khí NO do Fe sinh ra= 1.25 lần do Mg sinh ra. Lếy m gam Mg va m gam X vs dung dich H2SO4 loãng dư thì V H2 do Mg sinh ra nhiều hon 2.5 lần do X sinh ra để hoa tan hoan toan oxit trong 13.16 gam A phai dung 50ml dung dich NAOH 2M
a) xac dinh nguyen to X
b) tinh % khoi luong cac chat trong A


Gọi n Mg,Fe,$Al_2O_3$ và XO là a,b,c,d mol

+)Đốt cháy hoàn toàn khí B = 1 the tich không khí ­vừa đủ sau đó đưa về đktc thì thể thích khí còn lại là 9,856 lit

Khí B : $H_2$

$2H_2 + O_2 –t^o-> 2H_2O$

Khí còn lại chính là $N_2:0,44 mol$
-> $n O_2 =0,11 mol$
-> $n H_2 =0,22 mol$

+) TN1: 13,16 g A cho tác dụng hết vs dung dịch HCL thu đuoc khí B.
$Mg + 2HCl -> MgCl_2 + H_2$
a.....................................a mol
$Fe + 2HCl -> FeCl_2 + H_2$
b....................................b mol
$Al_2O_3 + 6HCl -> 2AlCl_3 + 3H_2O$
$XO + 2HCl -> XCl_2 + H_2O$
=> a+b =0,22 (1)


+) TN2 : 13.16g A tác dụng hết dung dich HNO3 loãng thì chỉ thu dk khí NO trong đó V khí NO do Fe sinh ra= 1.25 lần do Mg sinh ra.

$3Mg + 8HNO_3 -> 3Mg(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O$
a........................................................2a/3 mol
$Fe + 4HNO_3 -> Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O$
b...................................................b mol
$Al_2O_3 + 6HNO_3 ->2Al(NO_3)_3 + 3H_2O$
$XO + 2HNO_3 -> X (NO_3)_2 + H_2O$
-> b=1,25.2a/3 ->2,5a-3b=0 (2)

Từ 1,2 => a=0,12;b=0,1

+) TN3: Lếy m gam Mg va m gam X vs dung dich H2SO4 loãng dư thì V H2 do Mg sinh ra nhiều hon 2.5 lần do X sinh ra

$Mg + H_2SO_4$ -> MgSO_4 + H_2 $
0,12..........................................0,12 mol
-> $n H_2 do X <0,12 :2,5 =0,048 mol
$X + H_2SO_4 -> XSO_4 + H_2$
0,048..................................0,048 mol

m X = m Mg

->0,048.X >0,12.24 -> X>60

+) TN4 : để hoa tan hoan toan oxit trong 13.16 gam A phai dung 50ml dung dich NAOH 2M.

m Oxit = 13,16 -0,12.24 -0,1.56 =4,68 g
n NaOH =0,1 mol

$Al_2O_3 + 2NaOH -> 2NaAlO_2 + H_2O$
c...............2c mol

XO có tan trong NaOH vì nếu chỉ $Al_2O_3$ tan trong NaOH thì c =0,05 -> m $Al_2O_3 $=5,1 g >4,68 g
$XO + 2NaOH -> Na_2XO + H_2O$
d.........2d mol

-> c+d =0,05 -> 102c +102d =5,1g
m Oxit =102c +d.(X+16)=4,68 g
-> d.(86-X)=0,42
Mà d < 0,05 -> X<77, 6 g
=> X:Zn

b) Thay vào ta có : c + d =0,05
102c + 81d =4,68
=> c=0,03
d=0,02

Bạn tự tính %m nhé :)
%m Mg =21,88%
%m Fe =42,55%
%m $Al_2O_3 $ =23,25%
%m ZnO=12,32 %
 
Top Bottom