[hóa 9]bài tập khó

P

popo00147

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhỏ từ từ 3a ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) và a ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa
đủ và thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn b ml dung dịch X và a ml dung dịch Y thì kết tủa thu
được có khối lượng bằng 0,9m gam. Tính tỉ lệ b : a
 
G

galaxy98adt

Nhỏ từ từ 3a ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) và a ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa
đủ và thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn b ml dung dịch X và a ml dung dịch Y thì kết tủa thu
được có khối lượng bằng 0,9m gam. Tính tỉ lệ b : a
$3Ba(OH)_2 + Al_2(SO_4)_3 ---> 3BaSO_4 + 2Al(OH)_3$
Ta thấy: để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì $n_{Ba(OH)_2} = 3n_{Al_2(SO_4)_3}$
Mà theo giả thiết, $V_{Ba(OH)_2} = 3V_{Al_2(SO_4)_3}$ thì cho lượng kết tủa lớn nhất => trong bài này, tỉ lệ về thể tích giữa 2 chất chính là tỉ lệ về số mol của 2 chất hay là 2 chất tham gia có cùng $C_M$
Gọi số mol của $Al_2(SO_4)_3$ là x thì $n_{BaSO_4} = 3x$, $n_{Al(OH)_3} = 2x$
=> 699x + 156x = m <=> 855x = m (1)
Khi trộn b(ml) X vào a(ml) Y thì ta xét 2 trường hợp:
TH1: X sau khi tạo max kết tủa mà vẫn còn dư => $Al(OH)_3$ sẽ bị tan:
$Ba(OH)_{2(d)} + 2Al(OH)_3 ---> Ba[Al(OH)_4]_2$
Gọi số mol $Ba(OH)_2$ dư là y, số mol $Ba(OH)_2$ phản ứng với $Al_2(SO_4)_3$ là x => số mol $Al(OH)_3$ phản ứng là 2y => số mol $Al(OH)_3$ còn lại là 2(x-y)
=> 699x + 156(x-y) = 0,9m (2)
Lấy (1) chia (2), ta tính được tỉ lệ x/y => tỉ lệ x/(x+y) => tỉ lệ a/b
TH2: X phản ứng hết, Y còn dư.
Gọi số mol $Ba(OH)_2$ phản ứng là z => $n_{BaSO_4} = 3z$, $n_{Al(OH)_3} = 2z$
=> 699z + 156z = 0,9m <=> 855z = 0,9m (3)
Lấy (1) chia (3), ta tính được tỉ lệ x/z => tỉ lệ a/b
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom