[hóa 9]bài tập khó

P

popo00147

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1: Trộn bột CuO với bột than trong đó tỷ lệ khối lượng của CuO và C tương ứng là 20:1
rồi nung trong chân không đến khối lượng không đổi. Giải thích bị biến đổi màu của hỗn
hợp rắn.
Câu2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 5,76 gam hỗn hợp A gồm Al và FeO ( không có
không khí) thu được hỗn hợp rắn B. Cho B vào 10 gam dung dịch NaOH 20% thu được rắn
C và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 3,68 gam chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn
chất rắn C trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí ( đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính
hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm.
 
Y

yui_2000

Câu 2

3FeO + 2Al → 3Fe + Al₂O₃
B: FeO dư, Al dư, Fe, Al₂O₃.
Al + NaOH + H₂O → NaAlO₂ + 3/2H₂ (1)
Al₂O₃ + 2NaOH → 2NaAlO₂ + H₂O (2)
Giả sử NaOH hết.
mNaOH = 2 (g) → nNaOH = 0,05 (mol)
nNaAlO₂ = 46/1025 (mol)
Theo phương trình (1) và (2) ⇒ nNaOH = nNaAlO₂.
Mà nNaOH > nNaAlO₂ (0,05 > 46/1025) ⇒ NaOH dư.
C: FeO dư, Fe.
D: NaOH dư, NaAlO₂.
FeO + 2HCl → FeCl₂ + H₂O
Fe + 2HCl → FeCl₂ + H₂
nH₂ = 0,045 (mol)
Gọi a, b (mol) lần lượt là số mol của Al và FeO trong hỗn hợp A.
nAl (1) = a - 0,03 (mol)
nAl₂O₃ (2) = 0,015 (mol)
ƩnNaOH phản ứng = a (mol) → nNaOH dư = 0,05 - a (mol) → mNaOH dư = 2 - 40a (g)
→ nNaAlO₂ = a (mol) → mNaAlO₂ = 82a (g)
Ʃm chất rắn khan = mNaOH dư + mNaAlO₂
⇔ 3,68 = 2 + 42a ⇒ a = 0,04
Lại có: 27a + 72b = 5,76 ⇒ b = 0,065
So sánh:
0,04/2 < 0,065/3 → tính hiệu suất theo Al.
%H = $\frac{0,01}{0,04}.100\%$ = 25%
 
Y

yui_2000

Câu 1

CuO + C → Cu + CO₂
CuO bị khử nên hỗn hợp màu đen chuyển thành hỗn hợp đen (CuO dư) có chất rắn đỏ Cu tạo thành.
 
Top Bottom