[Hoá 9]bác nào có đề hoá ???

B

boypro_19

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình gần thi loại đội tuyển Hoá .Bác nào có đề thì cho mình xin ,thanks liền
:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
Em cứ làm hết 3 đề bài ở dưới đi naz,nếu làm hết rùi mà chưa đến ngày thi thì chị sẽ post lên một số đề nữa cho em làm thử.ok??
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

Đề trường tui ( 45 phút )
ĐỀ 1:
Bài 1:
Cho 4,32g hỗn hợp kim loại: Na,Al,Fe vào nước dư được 896 ml khí (đktc) và 1 lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rắn cho tác dụng với 120 ml dd CuSO4 1M. Sau khi PƯ hoàn toàn thu được 6,4 g Cu và một dd X. Tách dd cho tác dụng vừa đủ vói một lượng dd KOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa đến khối lượng ko đổi thu được chất rắn Y.
a_ Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b_ Tính khối lượng chất rắn Y.

Bài 2:
Cho A là hỗn hợp gồm bột Al và Cu. Lấy m gam hỗn hợp A hòa tan bằng 500 ml dd NaOH (có nồng độ xM) cho tới khi khí ngừng bay ra thu được 6,72 lít H2 (đktc) còn lại m1 gam kim loại ko tan.
Mặt khác đem hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A bằng 500 ml dd HNO3 ( có nồng độ yM)đến khi khí ngừng bay ra thu được 6,72 lít khí NO duy nhất và còn lại m2 gam kim loại ko tan. Lấy m1, m2 trong 2 trường hợp trên đem oxi hóa hoàn toàn thành oxit, thu được 1,6064m1 và 1,542m2 gam oxit.
a_ Tìm x, y.
b_ Tìm m.
c_ Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.
Bài 3:
Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M (hóa trị ko đổi) vào b gam dd ãit HCl được dd D. Thêm 240 gam dd NaHCO3 7% vào dd D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl dư thì được dd E, trong đó thành phần phần trăm về khối lượng của NaCl và muối clorua của kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp 1 lượng dư dd NaOH vào E, sau đó lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng ko đổi thu được 16 gam chất rắn. Viết các PTPƯ. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng.

Tiếp nè:
Đề 2:
Câu 1. ( 2 đ)
1. Cho nguyên tử của nguyên tố X, nguyên tử này có điện tích hạt nhân bằng 16 đơn vị điện tích. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Giải thích.
2. Xác định cấu tạo vỏ nguyên tử của nguyên tử trên ( số lớp electron, số electron ở mỗi lớp, số electron ở lớp ngoài cùng). Viết công thức phân tử của oxit hóa trị cao nhất của nguyên tố X. Nhận xét quan hệ giữa số electron ngoài cùng với hóa trị cao nhất của X.
3. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có) khi cho dung dịch KHXO4 tác dụng lần lượt với : FeO, K2SO3, Cu, Al, BaCl2.

Câu 2. ( 1,5 điểm)
1. Cho hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C6H6. Biết A làm mất màu dung dịch Br2. Hãy đề nghị một công thức cấu tạo phù hợp của A.
2. Trình bày cách nhận biết các chất sau đây chỉ bằng hai thuốc thử : C2H4, C2H2, C2H6, CO2, SO2.

Câu 3. ( 2,25 điểm)
1. Trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp sau đây: CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Từ các chất CaCO3, H2O, CuSO4, KClO3, FeS2, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: Vôi sống, vôi tôi, CuCl2, KClO, Ca(OCl)2, FeSO4 ( cho các điều kiện và chất xúc tác có đầy đủ).

Câu 4.( 2 điểm)

Cho một mẫu Fe có khối lượng là 11,2 gam để một thời gian trong không khí ( giả sử chỉ xảy ra phản ứng oxi hóa tạo thành oxit) thì thu được một hỗn hợp A có khối lượng là m gam. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 loãng có dư, sau phản ứng thu được dung dịch có m1 gam muối và 0,896 lít khí NO bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
1. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
2. Tính m1, m.

Câu 5. ( 2,25 điểm)

Cho hỗn hợp A gồm một axit ( X) và một rượu ( Y) có công thức lần lượt là RCOOH và R1OH.
- m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ vói 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M.
- m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ vói 3,45 gam Na.
- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A trên, khí sinh ra sau phản ứng cho qua dung dịch có chứa 0,5 mol Ca(OH)2 thì thu được 20 gam kết tủa. Đun nhẹ dung dịch thu được thì lại có thêm kết tủa xuất hiện.

Câu 6

Cho biết gốc R có dạng CnH2n+1 , gốc R1 có dạng CmH2m+1 va` số nguyên tử cacbon trong một phân tử rượu nhiều hơn số nguyên tử cacbon trong một phân tử axit là 1 đơn vị.
1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của X và Y.
2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong A.

th] viện đề thi Bài Viết Có Ngồn Gốc Từ Website: HOAHOC.ORG
ĐỀ 3:
Câu 1: (4,0 đ)
1.Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(HCO3)2
b. Kim loại Cu vào dung dịch Fe2 (SO4)3
c.Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3
2. Cho Ba vào dung dịch đồng sun phát được kết tủa A, lọc lấy kết tủa A nung ngoài không khí được chất rắn B. Cho axit clohiđric dư vào B, đun nóng, sau đó lọc lấy dung dịch C.
-A,B,C gồm nhũng chất gì?
-Viết các phương trình phản ứng biểu diễn quá trình trên.
3.Từ FeS2, không khí, nước, muối ăn và xúc tác, phương tiện thích hợp, điều chế Fe2 (SO4)3, NaOH. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 2: (4 đ)
1.Sục từ từ x mol CO2 vào y mol dd KOH. Hỏi thu được những muối nào? Bao nhiêu gam?
2.Xác định các chất và hoàn thành các phương trình phản ứng:
FeS + A B(khí) + C
B + CuSO4 D (đen) + E
B + F G (vàng) + H
C + T(khí) L
L + KI C + M + N
Câu 3: (4 đ)
1.Làm thế nào để nhận biết các chất bột sau đây, chỉ được dùng thêm một thuốc thử và các phương tiện cần thiết: CuO, MnO2, Fe3O4, Ag2O, FeS, hốn hợp (Fe và FeO). Viết các phương trình phản ứng.
2.Dung dịch A chứa 9,125 g HCl, dung dịch B chứa 5,475 g HCl. Trộn dung dịch A vào dung dịch B được 2 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol của các dung dịch A,B,C. Biết rằng nồng độ mol của dung dịch A hơn nồng độ mol của dung dịch B là 0,4 mol/lit.
Câu 4: (4đ)
1.Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi là n. Hoà tan 7,22 gam A bằng dung dịch HCl thu được 4,256 lít H2 (đktc) mặt khác hoà tan hoàn toàn 7,22 gam A bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 3,584 lít NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại R.
2.Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào một cốc đựng muối cácbonát của kim loại hoá trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thu được một dung dịch muối sun phát có nồng độ 16,21%. Xác định công thức phân tử của muối cácbonát.
Câu 5: (4đ)
Hoà tan 1,42 g hợp kim Mg- Al – Cu bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4 g chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,8 g một ôxit màu đen.
1, Tính khối lượng của mỗi kim loại ban đầu
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom