- Đối với H2SO4
+ Nếu đề không cho đặc hay loãng, bạn hiểu đó là axit loãng.
+ Nếu đề cho đặc, nguội thì cần chú ý sẽ không phản ứng với 1 số kim loại Al, Fe, Cr...
+ Nếu đề cho đặc, nóng thì sẽ phản ứng được với các kim loại ở trên
+ Dù là H2SO4 đặc, nóng hay đặc nguội, khi kim loại như Fe đã đạt hóa trị cao nhất là Fe2O3 thì chỉ xuất hiện phản ứng trao đổi thông thường.
- Đối với HNO3: xảy ra phương trình oxi hóa - khử
+ Đối với HNO3 đặc, nguội sẽ không phản ứng với các kim loại như H2SO4 đặc, nguội, và đặc, nóng cũng tương tự
+ Khi HNO3 phản ứng với kim loại khác, hoặc oxit kim loại, chất khí giải phóng đa dạng, gồm có: N2, N2O, NO, NO2... rất khó phân biệt, khi đó đề bài sẽ cho khí giải phóng hoặc tỉ khối khí.
+ Khí giải phóng tùy vào độ loãng, hoặc đặc của HNO3, cũng như nhiệt độ của dung dịch axit.
+ HNO3 loãng vẫn xuất hiện phương trình oxi hóa - khử
- Khi Fe tác dụng với HCl, H2SO4 loãng, sắt sẽ có hóa trị II
- Khi Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, HNO3 đặc, nóng, sắt luôn bị oxi hóa đến hóa trị cao nhất (III).
- Fe đốt cháy trong không khí về Fe3O4
- Đối với bài tập không cho hóa trị, cần gọi hóa trị của sắt là n (ẩn tùy ý), xét trường hợp n = 2, 3, và 8/3