[Hoá 9] 1 câu hỏi về NaSO4 và HCl

T

trydan

Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

ko, quy luật muối + axit => muối mới và axit mới
DK axit ko hòa tan muối tạo thành, theo lớp 9 thì thế còn lớp caoo hơn thì ko biết....
 
M

minhtuyenhttv

DK đầu tiên là axit mạnh hơn axit tạo thành, nếu axit mạnh = nhau thì xét muối có kếtauuar hay ko ........
 
N

nhoklemlinh

chẳng thà cậu nói NaCl td với H2SO4 thì còn xảy ra nếu NaCl tinh thể và H2So4 đậm đặc
chứ NaSO4 thì làm sao tác dụng với HCl được.
 
T

trydan

NaCl+H2SO4

Sorry mấy bạn. Mình ghi lộn đề!
Câu hỏi là NaCl có tác dụng với dd H2SO4 không?
....................................................................................
 
N

nguyenthuhuong0808

có pu với điều kiện
NaCl ở dạng khan
và H2SO4 đặc
pu có nhiệt độ
2 NaCl(r) + H2SO4 đ -t-> Na2SO4 + 2 HCl
 
K

kute_94

có tác dụng đó ở điều kiện là H2SO4 đặc và có nhiệt độ:
pt: 2Nacl + H2SO4(đặc ) = Na2SO4 + 2Hcl (khí thoát ra)....
 
K

kira_l

đầy đủ nhóa :x

NaCl( tinh thể ) + H2SO4(đ) ===400*C === Na2SO4 + HCl (hơi )

NaCl(tinh thể ) + H2SO4(đ) ===250*C=== NaHSO4 + HCl ( hơi )
 
L

le_phuc_an

Thật ra thì khi xét phản ứng giữa axit và muối, có 2 điều đáng lưu ý :
1) Độ mạnh của axit : dựa vào pKa của mỗi axit. Số liệu cụ thể các bạn có thể tự tìm trên sách vở, nhưng đây là dãy hoạt động của các axit hay gặp : HI > HBr=HClO4=HBrO4> HCl> H2SO4>HNO3>H3PO3>H3PO4>HNO2>H2CO3>H2S....
2) Tính oxi hóa khử hoặc tính bay hơi, kết tủa của axit và muối tạo thành :
Thường phản ứng xảy ra theo chiều làm giảm số ion trong dung dịch, tức hoạt độ của dung dịch giảm đi, delta S giảm xuống. Một số axit yếu có thể đẩy axit mạnh ra khỏi muối nếu tích số tan của muối đủ bé để không tan ngược lại vào axit mạnh sinh ra hoặc axit mạnh hơn sinh ra nhưng lại bay hơi.
Câu hỏi trên thật lòng mà nói thì bản chất là trong dung dịch khi trộn NaCl với H2SO4 chẳng có H2SO4 mà cũng chẳng có NaCl nào trong dung dịch cả, vì chúng đã bị phân ly hết thành các ion. Cái mà chúng ta hỏi "có phản ứng hay không?" nghĩa là đang hỏi "các ion có phản ứng với nhau hay không?". Muốn trả lời câu hỏi này cần nắm vững hóa tính và lý tính của các chất có thể kết hợp được từ các ion trong dung dịch mà chúng ta đang nói tới. HCl ở điều kiện thường tan tới 800l trong 1l H2O, có thể xem như là tan rất tốt và ở điều kiện dung dịch loãng thì không bay hơi, hơn nữa lại còn mạnh hơn H2SO4 nên dĩ nhiên giữa các ion này chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng nếu là tinh thể và H2SO4 đậm đặc thì lại khác, vì H2SO4 rất khó bay hơi ở điều kiện thường, và lượng H2O cho HCl hòa tan quá ít nên H+ kết hợp lại với Cl- tạo HCl bay ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Vậy nên cần phân biệt rõ các điều kiện để có cách giải quyết hợp lý nhất.
 
M

marucohamhoc

cho tớ hỏi tí, cái "delta S" là cái gì nhỉ?
nói rõ giùm tớ chỗ đó nha :D, thanks nhiều:x
 
L

le_phuc_an

chênh lệch entropy, người ta gọi là delta S ^^.
...............................................................
 
M

marucohamhoc

hức, càng nói cáng khó hiểu, "entropy" là gì? hic, giúp tớ lun đi mừ, sao search google ko thấy nhỉ? :D
 
N

nangtien_lonton

Cái phản ứng này mình cũng đã hỏi 1 lần, nhưng thậm chí search google cũng ra nhìu cách viết khác nhau:(
Nhưng cô mình nói giống như mí bạn trên ấy!
H2SO4 đặc và NaCl khan. Phản ứng cần nhiệt độ. HCl tạo ra ở thể hơi.
Nhưng cái nhiệt độ điều kiện lại mỗi sách ghi 1 kiểu
Mình thấy có sách ghi :
NaCl + H2SO4 ----80*C----> HCl + NaHSO4
2NaCl + H2SO4 ----250*C----> 2HCl + Na2SO4
 
Top Bottom