Hoá 8

S

star2206

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ X là oxít của N có tỉ lệ sô nguyên tử N và O là 1 : 2, cứ 1 lít khí X nặng 4,107g. Y là oxit khác của N, 1 lít khí Y = 1 lít khí [TEX]CO_{2}[/TEX]. Tìm CTHH của 2 oxit trên (thể tích các khí ở đktc).

2/ Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng đặt 2 cốc. Cốc A đựng dd [TEX]HCl[/TEX] và cốc B đựng dd [TEX]H_{2}SO_{4}[/TEX]. Thêm vado cốc A 25g [TEX]CaCO_{3}[/TEX] và cốc B [TEX]x[/TEX](g) kim loại nhôm . Sau khi phản ứng kết thúc cân vẫn ở vị trí thăng bằng . Tính [TEX]x[/TEX] ?:):):):)
 
W

wormcat1608

Câu 1 nè :
Gọi công thức đầy đủ của ôxit đó là [TEX]N_xO_{2x} [/TEX]
Ta có khối lượng của[TEX] N_xO_{2x} = 14x + 16.2.x =[/TEX] [TEX]\frac{{4,107}}{{\frac{1}{{22,4}}}} = 92\[/TEX]

Giải ra : [TEX]x = 2 -----> N_2O_4[/TEX] !

+ Theo đề bài thì 1 lít y = 1 lít [TEX]CO_2 [/TEX] . Thực ra thì : Ở cùng nhiệt độ và áp suốt ; các thể tích khí = nhau sẽ cùng chiếm số mol khí như nhau ! Bạn ghi là 1 lít Y = 1 lít [TEX]CO_2[/TEX]??
Nhưng có 1 cách hiểu khác ở đây ! Đó là khối lượng 1 lít Y = khối lượg 1 lít [TEX]CO_2 . [/TEX]
Như vậy ; theo nhận xét trên thì sẽ có số mol Y = số mol [TEX]CO_2 [/TEX]dẫn đến khối lượng mol của chúng bằng nhau ![TEX] ----> M Y = MCO_2 = 44 . [/TEX]
Đặt công thức Y là [TEX]N_xO_y[/TEX] ta có :[TEX] 14x + 16y = 44[/TEX] . Giá trị hợp lí ở đây là x=2 ; y =1
[TEX]==> N_2O[/TEX]

Bài 2 .
Ở cốc A sẽ có phản ứng : [TEX]CaCO_3 + 2HCl = CaCl_2+ CO_2 + H_2O [/TEX]
Ở cốc B có phản ứng : [TEX]2Al + 3H_2SO_4 = Al_2{SO_4}_3 + 3H_2[/TEX]
Bài này ta có thể coi như là axit có ở 2 cốc đều dư sau phản ứng !
Ban đầu : 2 cốc có khối lượng bằng nhau và bằng m
Ở cốc 1 ; Khối lượng dung dịch sau phản ứng là : [TEX]25 +m - 44. 0,25 = 14+m[/TEX]
Ở cốc 2 : Khối lượng dung dịch sau phản ứng là :[TEX] x+m- \frac{x}{{27}}.1,5.2 = \frac{x}{9}\ [/TEX]
Dẽ dàng suy ra : [TEX]14 = x- \frac{x}{9}\[/TEX]
Giải ra :[TEX] x = 15,75 g [/TEX]
 
B

bolide_boy

1/ X là oxít của N có tỉ lệ sô nguyên tử N và O là 1 : 2, cứ 1 lít khí X nặng 4,107g. Y là oxit khác của N, 1 lít khí Y = 1 lít khí [TEX]CO_{2}[/TEX]. Tìm CTHH của 2 oxit trên (thể tích các khí ở đktc).

2/ Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng đặt 2 cốc. Cốc A đựng dd [TEX]HCl [COLOR=red][I]dư[/I][/COLOR][/TEX] và cốc B đựng dd [TEX]H_{2}SO_4[I][COLOR=red]dư[/COLOR][/I][/TEX]. Thêm vado cốc A 25g [TEX]CaCO_{3}[/TEX] và cốc B [TEX]x[/TEX](g) kim loại nhôm . Sau khi phản ứng kết thúc cân vẫn ở vị trí thăng bằng . Tính [TEX]x[/TEX] ?:):):):)
1. 4,107g NxO2y tương ứng vói 1/22,4 mol khí.
=> Khối lượng mol của khí trên là: 92
Giải ra ta có x là 2 => CTPT là N2O4 hay là khí NO2: đây là khí có màu nâu phổ biến nhất trong tất cả các oxide của N
2. ta có pu
CaCO3 + 2HCl -> caCl2 + h2O + Co2
0,25______________________0,25
2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
xmol_____________________3/2x

Ta có cân thăng bằng do:
25- 44.0,25 =27x- 2.3/2 x
14=25x
=> x=0,56
mAl=0,56 x 27= 15,12
 
S

star2206

Theo mình giải thế này, mấy pạn coi thử đúng ko nha ???!!!!
[TEX]n_{CaCO_{3}} = \frac{25}{100} = 0,25 (mol)[/TEX]
[TEX]n_{Al} = \frac{x}{27} (mol)[/TEX]
PTHH : [TEX]CaCO_{3} + 2HCl --> CaCl_{2} + H_{2}O + CO_{2}[/TEX]
[TEX]n_{CO_{2}} = 0,25 (mol)[/TEX]
[TEX]m_{CO_{2} }[/TEX]thoát ra [TEX]= 0,25 . 44 = 11 (g)[/TEX]
[TEX]m[/TEX]cốc A còn lại : [TEX]25 - 11 = 14 (g)[/TEX]
PTHH : [TEX]2Al + 3H_{2}SO_{4} --> Al_{2}(SO_{4})_{3} + 3H_{2}[/TEX]
[TEX]m_{H_{2}} = \frac{x}{18} . 2 = \frac{x}{9} (g)[/TEX]
[TEX]m[/TEX]Cốc B còn lại :[TEX]x - \frac{x}{9} = \frac{8x}{9} (g)[/TEX]
Sau khi kết thúc , vị trí hai đĩa cân thăng bằng :
[TEX]\frac{8x}{9} = 14 \Rightarrow 8x = 14.9 \Rightarrow x= \frac{126}{8} = 15,75 (g)[/TEX]
 
W

wormcat1608

Theo mình giải thế này, mấy pạn coi thử đúng ko nha ???!!!!
[TEX]n_{CaCO_{3}} = \frac{25}{100} = 0,25 (mol)[/TEX]
[TEX]n_{Al} = \frac{x}{27} (mol)[/TEX]
PTHH : [TEX]CaCO_{3} + 2HCl --> CaCl_{2} + H_{2}O + CO_{2}[/TEX]
[TEX]n_{CO_{2}} = 0,25 (mol)[/TEX]
[TEX]m_{CO_{2} }[/TEX]thoát ra [TEX]= 0,25 . 44 = 11 (g)[/TEX]
[TEX]m[/TEX]cốc A còn lại : [TEX]25 - 11 = 14 (g)[/TEX]
PTHH : [TEX]2Al + 3H_{2}SO_{4} --> Al_{2}(SO_{4})_{3} + 3H_{2}[/TEX]
[TEX]m_{H_{2}} = \frac{x}{18} . 2 = \frac{x}{9} (g)[/TEX]
[TEX]m[/TEX]Cốc B còn lại :[TEX]x - \frac{x}{9} = \frac{8x}{9} (g)[/TEX]
Sau khi kết thúc , vị trí hai đĩa cân thăng bằng :
[TEX]\frac{8x}{9} = 14 \Rightarrow 8x = 14.9 \Rightarrow x= \frac{126}{8} = 15,75 (g)[/TEX]


Bài ra đáp số đúng nhưng có 1 chỗ cần chú ý là khối lượng cốc A sau khi CO2 bay ra không phải 14 g mà phải bằng khối lượng CaCO3 ban đầu + 14 (g) ^^
 
Top Bottom