Hóa [Hóa 8] Topic về Dung dịch - Nồng độ dung dịch

Kyo- Han

Học sinh
Thành viên
10 Tháng hai 2018
120
97
46
Vĩnh Phúc
THCS Đình Chu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dạo này hóa 8 mình trầm quá, vậy nên mình mở ra một topic mới về Dung dịch- Nồng độ dung dịch nhằm củng cố kiến thức về chương này, vì mình là thành viên mới nên nếu topic có chỗ nào chưa được chính xác mong các bạn góp ý với mình để giúp cho diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn . Qua topic này mình cũng muốn giao lưu , trao đổi kiến thức với các bạn trên diễn đàn để kết quả học tập của chúng mình ngày càng nâng cao , Chúc các bạn có thành tích học tập thật tốt - Cảm ơn các bạn !

I ) DUNG MÔI - CHẤT TAN - DUNG DỊCH
1) Dung môi

_ Là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch .
2) Chất tan
_ Là chất bị hòa tan trong dung dịch .
3) Dung dịch
_ Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan .
Ví dụ : Cho một thìa nhỏ muối vào cốc nước , khuấy nhẹ . Muối tan trong nước tạo thành nước muối . Nước muối là chất lỏng đồng nhất , không phân biệt đâu là muối , đâu là nước . Ta nói : Muối là chất tan và nước là dung môi , nước muối là dung dịch .
II ) DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA . DUNG DỊCH BÃO HÒA
Ở nhiệt độ xác định :

_ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan .
_ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan .
Ví dụ : Cho dần dần và liên tục muối vào cốc nước và khuấy nhẹ . Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối , dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm muối . Ta có dung dịch muối chưa bão hòa . Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch muối không thể hòa tan thêm muối . Ta có dung dịch muối bão hòa .
III ) NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1 ) Nồng độ phần trăm của dung dịch
_ Nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C% ) của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch .
_Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là :
C% = ( m ct / m dd ) x 100%
Trong đó :
m ct là khối lượng chất tan ( biểu thị bằng gam )
m dd là khối lượng dung dịch ( biểu thị bằng gam )
_ Giữa độ tan (S) và nồng độ C% dung dịch bào hòa liên hệ với nhau bởi biểu thức :
C% = S/ ( S+100) x100%

2) Nồng độ mol của dung dịch
Nồng độ mol (kí hiệu là CM )của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch .
_ Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là :
CM = n/ V ( mol/ lít )
Trong đó :
n là số mol chất tan .
V là thể tích dung dịch , biểu thị bằng lít .
_ Biểu thức liên hệ giứ nồng độ mol và nồng độ phần trăm là :
CM = (10D / M ) x C%
Trong đó :
D là khối lượng riêng của dung dịch.
M là khối lượng mol phân tử của chất tan .

IV ) BÀI TẬP
Bài 1 :

a) Nồng độ dung dịch bão hòa KCl ở 40( độ C) là 28, 57% . Tính độ tan của dung dịch KCl ở cùng nhiệt độ .
b) Xác định lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 60 ( độ C ) xuống 10 ( độ C ) . Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60( độ C) là 525 gam , ở 10 ( độ C) là 170 gam .

Bài 2 :
Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước là 18 ( độ C ) . Biết rằng ở nhiệt độ này , khí hòa tan hết 143 gam muối ngậm nước Na2CO3.10H2O trong 160 gam nước thì được dung dịch bão hòa .
Bài 3 :
Dung dịch Al2(SO4)3 bão hòa ở 10 ( độ C ) có nồng độ 25,1%.
a) Tính độ tan T của Al2(SO4)3 ở 10 ( độ C )( Độ tan T là số gam chất tối đa tan được trong 100 gam nước ở nhiệt độ xác định ).
b) Lấy 1000 gam dung dịch Al2(SO4)3 bão hòa trên làm bay hơi 100 gam H2O . Phần dung dịch còn lại đưa về 10 ( độ C ) thấy có a gam Al2(SO4)3.18H2O kết tinh . Tính a .

Bài 4 :
Tính khối lượng nước thoát ra khi làm bay hơi 500 gam dung dịch NaOH 3% , người ta thu được dung dịch NaOH 10% .
Bài 5 :
Từ dung dịch NaCl 2M , trính bày cách pha chế 150 ml dung dịch NaCl 0,1M .
Bài 6 :
Cần thêm bao nhiêu gam nước vào bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 20% để được 100 gam dung dịch H2SO4 10% .
Bài 7 :
Có 2 dung dịch HCl nồng độ 0,5M và 3M . Tính thể tích dung dịch cần phải lấy để pha được 100 ml dung dịch HCl nồng độ 2,5M .





 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Dạo này hóa 8 mình trầm quá, vậy nên mình mở ra một topic mới về Dung dịch- Nồng độ dung dịch nhằm củng cố kiến thức về chương này, vì mình là thành viên mới nên nếu topic có chỗ nào chưa được chính xác mong các bạn góp ý với mình để giúp cho diễn đàn ngày càng sôi nổi hơn . Qua topic này mình cũng muốn giao lưu , trao đổi kiến thức với các bạn trên diễn đàn để kết quả học tập của chúng mình ngày càng nâng cao , Chúc các bạn có thành tích học tập thật tốt - Cảm ơn các bạn !

I ) DUNG MÔI - CHẤT TAN - DUNG DỊCH
1) Dung môi

_ Là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch .
2) Chất tan
_ Là chất bị hòa tan trong dung dịch .
3) Dung dịch
_ Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan .
Ví dụ : Cho một thìa nhỏ muối vào cốc nước , khuấy nhẹ . Muối tan trong nước tạo thành nước muối . Nước muối là chất lỏng đồng nhất , không phân biệt đâu là muối , đâu là nước . Ta nói : Muối là chất tan và nước là dung môi , nước muối là dung dịch .
II ) DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA . DUNG DỊCH BÃO HÒA
Ở nhiệt độ xác định :

_ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan .
_ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan .
Ví dụ : Cho dần dần và liên tục muối vào cốc nước và khuấy nhẹ . Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối , dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm muối . Ta có dung dịch muối chưa bão hòa . Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch muối không thể hòa tan thêm muối . Ta có dung dịch muối bão hòa .
III ) NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1 ) Nồng độ phần trăm của dung dịch
_ Nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C% ) của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch .
_Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là :
C% = ( m ct / m dd ) x 100%
Trong đó :
m ct là khối lượng chất tan ( biểu thị bằng gam )
m dd là khối lượng dung dịch ( biểu thị bằng gam )
_ Giữa độ tan (S) và nồng độ C% dung dịch bào hòa liên hệ với nhau bởi biểu thức :
C% = S/ ( S+100) x100%

2) Nồng độ mol của dung dịch
Nồng độ mol (kí hiệu là CM )của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch .
_ Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là :
CM = n/ V ( mol/ lít )
Trong đó :
n là số mol chất tan .
V là thể tích dung dịch , biểu thị bằng lít .
_ Biểu thức liên hệ giứ nồng độ mol và nồng độ phần trăm là :
CM = (10D / M ) x C%
Trong đó :
D là khối lượng riêng của dung dịch.
M là khối lượng mol phân tử của chất tan .

IV ) BÀI TẬP
Bài 1 :

a) Nồng độ dung dịch bão hòa KCl ở 40( độ C) là 28, 57% . Tính độ tan của dung dịch KCl ở cùng nhiệt độ .
b) Xác định lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 60 ( độ C ) xuống 10 ( độ C ) . Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60( độ C) là 525 gam , ở 10 ( độ C) là 170 gam .

Bài 2 :
Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước là 18 ( độ C ) . Biết rằng ở nhiệt độ này , khí hòa tan hết 143 gam muối ngậm nước Na2CO3.10H2O trong 160 gam nước thì được dung dịch bão hòa .
Bài 3 :
Dung dịch Al2(SO4)3 bão hòa ở 10 ( độ C ) có nồng độ 25,1%.
a) Tính độ tan T của Al2(SO4)3 ở 10 ( độ C )( Độ tan T là số gam chất tối đa tan được trong 100 gam nước ở nhiệt độ xác định ).
b) Lấy 1000 gam dung dịch Al2(SO4)3 bão hòa trên làm bay hơi 100 gam H2O . Phần dung dịch còn lại đưa về 10 ( độ C ) thấy có a gam Al2(SO4)3.18H2O kết tinh . Tính a .

Bài 4 :
Tính khối lượng nước thoát ra khi làm bay hơi 500 gam dung dịch NaOH 3% , người ta thu được dung dịch NaOH 10% .
Bài 5 :
Từ dung dịch NaCl 2M , trính bày cách pha chế 150 ml dung dịch NaCl 0,1M .
Bài 6 :
Cần thêm bao nhiêu gam nước vào bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 20% để được 100 gam dung dịch H2SO4 10% .
Bài 7 :
Có 2 dung dịch HCl nồng độ 0,5M và 3M . Tính thể tích dung dịch cần phải lấy để pha được 100 ml dung dịch HCl nồng độ 2,5M .




cảm ơn em đã cung cấp những thông tin khá hữu ít cho box Hóa nhé!!! Hy vọng em vẫn mãi nhiệt tình đén vậy!!! :D
 
  • Like
Reactions: mikhue and Kyo- Han
Top Bottom