[Hoá 8]Ôn lại một số bài toán tính theo PTHH

G

gapro124

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho lượng H2 dư đi qua ống sứ đựng 13,92 gam oxit FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 gam săt.
a. Xác định CT phân tử oxit sắt.
b. Nếu trộn 13,92 gam oxit trên với hỗn hợp FeO và Fe theo tỉ lệ số mol:
nFexOy : nFeO : nFe = 0,06:0,4:1 thì thu được hỗn hợp X.Tính khối lượng hh X.
c. Tính thể tích H2 ở đktc cần cho phản ứng khử hoàn toàn hỗn hợp X và lượng sắt tạo thành.

Bài 2: Khử m gam một oxit sắt chưa biết bằng CO nung nóng, dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hoà tan hết lượng Fe bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 1,68 lít H2 ở Đktc. Hấp thụ toàn bộ lượng khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Tìm CT Oxit sắt.

Bài 3:Một bình kín có dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí ở đktc.Người ta đưa vào bình 10 gam phốt pho.
a. Hỏi lượng P đó có cháy hết không biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.
b. Để đốt cháy hết lượng P trên người ta phải điều chế Oxi từ KMnO4. Vậy cần bao nhiều gam KMnO4?

Bài 4:
Hoà tan m1 gam Al và m2 gam Zn bằng dung dịch HCl dư thu được những thể tích H2 như nhau. Tính tỉ lệ m1:m2.

Bài 5: Có 2 cốc, mỗi cốc đựng 0,1 mol HCl. Cho vào cốc (I) m gam Mg, cốc (II) m gam Zn. Hỏi sau khi phản ứng thu được lượng H2 ở 2 cốc như thế nào?
 
L

lovelybones311

Bài 1: Cho lượng H2 dư đi qua ống sứ đựng 13,92 gam oxit FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 gam săt.
a. Xác định CT phân tử oxit sắt.
b. Nếu trộn 13,92 gam oxit trên với hỗn hợp FeO và Fe theo tỉ lệ số mol:
nFexOy : nFeO : nFe = 0,06:0,4:1 thì thu được hỗn hợp X.Tính khối lượng hh X.
c. Tính thể tích H2 ở đktc cần cho phản ứng khử hoàn toàn hỗn hợp X và lượng sắt tạo thành.

$m [O]/Oxit=13,92-10,08=3,84 g$
->$n [O]/Oxit =0,24 mol$
n Fe = 0,18 mol

Gọi CT là$Fe_{x}O_{y}$

ta có:
x:y=nFe: n O =0,18:0,24=3:4
=>$Fe_3O_4$

$ n Fe_3O_4$ =0,06 mol
Theo tỉ lệ dễ dàng tính đk
n FeO=0,4 mol
n Fe =1 mol
=>$ m X = m Fe_3O_4 + m FeO+ m Fe=13,92+0,4.72+1.56=98,72g$

c.$Fe_3O_4+4H_2 -t^o-> 3Fe + 4H_2O$
0,06..........0,24..............0,18 mol
$FeO + H_2 -t^o-> Fe+ H_2O$
0,4.......0,4..........0,4 mol

$V H_2 =(0,4+0,24).22,4=14,336 l$
$m Fe =56+56.(0,18+0,4) =88,48g$

Bài 2: Khử m gam một oxit sắt chưa biết bằng CO nung nóng, dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hoà tan hết lượng Fe bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 1,68 lít H2 ở Đktc. Hấp thụ toàn bộ lượng khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Tìm CT Oxit sắt.

Ta có:
$Fe_{x}O_{y} + y CO-t^o-> xFe + y CO_2$

+) $n H_2 =0,075 mol$

$Fe + 2HCl -> FeCl_2 + H_2 $
0,075..........................0,075 mol
$n CaCO_3=0,1 mol$
$CO_2 +Ca(OH)_2 -> CaCO_3 + H_2O$
0,1.............................0,1 mol
theo pt đầu dễ thấy
n O/Oxit= n $CO_2 $ =0,1 mol

x:y=n Fe : n O =0,075:0,1=3:4
=> Oxit Sắt từ:$Fe_3O_4$
 
N

nghgh97

Bài 4

$2Al + 6HCl \rightarrow 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow $
${m_1}{\text{..................................>1,5}}{{\text{m}}_1}$
$Zn + 2HCl \rightarrow ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow $
${m_2}{\text{................................>}}{{\text{m}}_2}$

$1,5{m_1} = {m_2} \Rightarrow {m_1}:{m_2} = 2:3$
 
Last edited by a moderator:
L

lovelybones311

$2Al + 6HCl \rightarrow 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow $
${m_1}{\text{..................................>1,5}}{{\text{m}}_1}$
$Zn + 2HCl \rightarrow ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow $
${m_2}{\text{................................>}}{{\text{m}}_2}$

$1,5{m_1} = {m_2} \Rightarrow {m_1}:{m_2} = 2:3$

Cái m1,m2 đó là khối lượng cậu àk :) ........................................................
 
L

lovelybones311

Bài 3:Một bình kín có dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí ở đktc.Người ta đưa vào bình 10 gam phốt pho.
a. Hỏi lượng P đó có cháy hết không biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.
b. Để đốt cháy hết lượng P trên người ta phải điều chế Oxi từ KMnO4. Vậy cần bao nhiều gam KMnO4?

n kk =0,25 mol
->$n O_2 =0,05 mol$ (Chiếm 1/5 thể tích kk )

$n P =\dfrac{10}{31}= 0,32 mol$
Giả sử P pư hết thì cần lượng O2 là
$4P+5O_2-t^o->2P_2O_5$
$\dfrac{10}{31}..\dfrac{10.1,25}{31}>0,05mol$

=> P k cháy hết

b.$2KMnO_4 -t^o->MnO_2 +K_2MnO_4 +O_2$
$\dfrac{2.10.1,25}{31}..........................\frac{10.1,25}{31}mol$

=>$m KMnO_4 cần =\dfrac{2.10.1,25}{31} .158=...g$
Bài 4:Hoà tan m1 gam Al và m2 gam Zn bằng dung dịch HCl dư thu được những thể tích H2 như nhau. Tính tỉ lệ m1:m2.

Gọi $n H_2 =a mol$
$2Al +6HCl -> 2AlCl_3 +3H_2 $
$\dfrac{2a}{3}....................a mol$
$Zn +2HCl ->ZnCl_2 +H_2$
a...................................a mol
$m1 =\dfrac{2a.27}{3} = 18a g$
$m2 =a.65g$
m1:m2 =18a:65a=18:65
 
L

lovelybones311

Bài 5 là bạn phải xét các KN xảy ra:
+)KN1 : sau pư HCl vẫn còn ở 2 cốc hay cốc I hết HCl nhưng cốc II vẫn còn dư,xác định khoảng giá trị của m để thỏa mãn TH này thì H2 cốc I lớn hơn H2 cốc 2
+)KN2 : cả 2 cốc cùng hết HCl...xác định giá trị của m để t/ TH này(#m\geq 0,05.65=3,25 g) thì lượng H2 = n

pan lam thu? bai dok mjnh coj caj'!!!!!!!! sao kj` zj????????
Mình làm bên trên rùi mà :D
 
L

louis_pham342

oh!!!!!!!!

mjnh ko de? y'!!!!!!!!!
mjnh hoj pan caj nay` nhak
 
Top Bottom