[hoá 8] nhận biết sự có mặt của kim loại

N

nguyenso2

để nhận biết Fe thì dùng nam châm. còn lại cho hỗn hợp vào H2SO4. xuất hiện khí bay lên là Al. còn lại Cu và Ag thì chắc là dựa theo màu sắc.
 
L

luffy_1998

- Cho một ít hh vào HNO3 đặc nguội, có 1 phần chất rắn ko pu.
Lọc phần đó ra cho pu với NaOH có 1 phần chất rắn pu với NaOH chứng tỏ có Al.
- Cho chất rắn còn lại ko pu với NaOH vào ống nghiệm chứa HCl dư khi pu xảy ra hoàn toàn, cho NaOH vào thu được kết tủa trắng xanh, sục oxi vào kết tủa ngả màu nâu đỏ ---> có Fe (hoặc cho nam châm cũng dc)
- Cho dd HCl dư vào cái dd HNO3 ở trên, xuất hiện kết tủa trắng và dd có màu xanh lam đặc trưng ---> có Ag và Cu
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

- Cho một ít hh vào HNO3 đặc nguội, có 1 phần chất rắn ko pu.
Lọc phần đó ra cho pu với NaOH có 1 phần chất rắn pu với NaOH chứng tỏ có Al.
- Cho chất rắn còn lại ko pu với NaOH vào ống nghiệm chứa HCl dư khi pu xảy ra hoàn toàn, cho NaOH vào thu được kết tủa trắng xanh, sục oxi vào kết tủa ngả màu nâu đỏ ---> có Fe (hoặc cho nam châm cũng dc)
- Cho một ít hh tác dụng với dd HCl dư, xuất hiện kết tủa trắng và dd có màu xanh lam đặc trưng ---> có Ag và Cu
Nhóc nè, nếu cho Fe, Al vào HNO3 đặc nguội thì ngoài việc nó không tan được ra, nó còn bị thụ động, và sau đó có cho nó tác dụng với NaOH hay thậm chí HCl đi chăng nữa nó cũng không có phản ứng gì đâu. Sửa lại đi ;;)
 
L

luffy_1998


Nhóc nè, nếu cho Fe, Al vào HNO3 đặc nguội thì ngoài việc nó không tan được ra, nó còn bị thụ động, và sau đó có cho nó tác dụng với NaOH hay thậm chí HCl đi chăng nữa nó cũng không có phản ứng gì đâu. Sửa lại đi ;;)

Biết thế nhưng em vẫn ko hiểu. Dù có thụ động gì thì em nghĩ vẫn tan dc
Chẳng hạn như Al
- Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong xút:
Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O
- Màng Al(OH)3 bị phá hủy trong xút luôn:
Al(OH)3+ NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Còn Fe thì Fe2O3 với Fe(OH)3 thừa sức tan trong HCl
Mà sửa thì sứa thế nào
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

Biết thế nhưng em vẫn ko hiểu. Dù có thụ động gì thì em nghĩ vẫn tan dc
Chẳng hạn như Al
- Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong xút:
Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O
- Màng Al(OH)3 bị phá hủy trong xút luôn:
Al(OH)3+ NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
Còn Fe thì Fe2O3 với Fe(OH)3 thừa sức tan trong HCl
Mà sửa thì sứa thế nào
- Không, khi ở trong HNO3 đặc nguội thì bên ngoài 2 KL đó sẽ tạo ra 1 oxit đặc biệt cực trơ về mặt hoá học, không tan được trong xút và HCl đâu!
- Còn sửa thì thiếu gì cách. Đầu tiên phải chia hh đoá ra làm nhiều mẫu thử. Sau đó lấy 1 mẫu hoà tan vào HCl, lọc phần không tan (Ag, Cu). Dd thu được đem t/d NaOH thấy có kết tủa trắng bị tan 1 phần trong kiềm dư ~~> chứng tỏ có Al. Còn lại phần kết tủa kia không tan sẽ bị hoá nâu đỏ ngoài không khí ~~> chứng tỏ có Fe:
Fe(OH)2 (màu trắng xanh) + O2 + H2O ---> Fe(OH)3 (màu nâu đỏ)
- Còn Ag và Cu nhận ra dễ rồi. Đem hoà tan=HNO3 rồi nhận ra như em vừa làm đoá ;;)
 
L

luffy_1998

Cách này cỏ vẻ được hơn:
Lấy một ít hh ra làm mẫu thử
- Dùng nam châm nhận Fe (cho hút hết Fe luôn đi)
- Đốt cháy hh còn lại trong ôxi ở nhiệt độ cao tới khi pu hoàn toàn rồi thả vào HCl dư, có kết tủa. Lọc kết tủa cho vào HNO3 kết tủa tan --> có Ag
(vì khi đốt nóng cho vào HCl ko phản ứng chứng tỏ ko pu với oxi, mà tan trong HNO3 chứng tỏ ko phải là Au, Pt. Chỉ có Ag thoả mãn)
- Cho dd sau pu tác dụng với NaOH dư có kết tủa trắng sau tan và kết tủa xanh lơ ---> có Cu
- Lọc kết tủa xanh lơ ra, sục CO2 vào lại xuất hiên kết tủa trắng, cho vào nước tiểu (thôi nói dd NH3 cho nó khoa học) thấy ko tan ---> al
(vì kết tủa tan trong kiềm màu trắng nên là al(oh)3 hoặc zn(OH)2, nhưng zn(ọh)2 tan trong dd NH3 (tạo phức gì đó)
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998


- Không, khi ở trong HNO3 đặc nguội thì bên ngoài 2 KL đó sẽ tạo ra 1 oxit đặc biệt cực trơ về mặt hoá học, không tan được trong xút và HCl đâu!
- Còn sửa thì thiếu gì cách. Đầu tiên phải chia hh đoá ra làm nhiều mẫu thử. Sau đó lấy 1 mẫu hoà tan vào HCl, lọc phần không tan (Ag, Cu). Dd thu được đem t/d NaOH thấy có kết tủa trắng bị tan 1 phần trong kiềm dư ~~> chứng tỏ có Al. Còn lại phần kết tủa kia không tan sẽ bị hoá nâu đỏ ngoài không khí ~~> chứng tỏ có Fe:
Fe(OH)2 (màu trắng xanh) + O2 + H2O ---> Fe(OH)3 (màu nâu đỏ)
- Còn Ag và Cu nhận ra dễ rồi. Đem hoà tan=HNO3 rồi nhận ra như em vừa làm đoá ;;)
dạ nhưng mà kết tủa Zn(oh)2 cũng có màu trắng và cũng tan một phần trong kiềm dư. chị nên thêm cái bước cuối của em vào
 
Last edited by a moderator:
1

11thanhkhoeo

NaOH ---> Al vì có khí bay lên

HCl---> Fe vì có khí bay lên

$H_2SO_4$ đặc ---> Cu vì có khí bay lên

dạ nhưng mà kết tủa Zn(oh)2 cũng có màu trắng và cũng tan một phần trong kiềm dư. chị nên thêm cái bước cuối của em vào

Chỉ có 4 chất lấy đâu ra Zn bạn ơi
 
Last edited by a moderator:
T

thienlong233

em xin góp ý bài này
cho hỗn hợp tác dụng với HCl có khí bay lên là Fe và Al
Fe+ 2HCl---> FeCl2+ H2
2Al+ 6HCl---> 2AlCl3+ 3H2
nhận ra được 2 nhóm phân biệt do có hiện tượng khác nhau
N1: cho NaOH VỪA ĐỦ vào 2 dung dịch muối Clorua nhận ra
- Fe do muối FeCl2 tạo kết tủa mùa trắng xanh, nếu để trong ko khí lâu sẽ tạo kết tủa màu nâu đỏ
FeCl2+ 2NaOH---> Fe(OH)2+ 2NaCl
AlCl3+ 3NaOH---> Al(OH)3+ 3NaCl
N2: gồm Cu và Ag ko tan trong axit
cho 2 kim loại này tác dụng với dung dịch AgNO3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn nhận thấy
- Ag không có hiện tượng gì khi phản ứng với AgNO3
- Cu: thanh kim loại bị phủ một lớp kết tủa trắng
Cu+ 2AgNO3---> Cu(NO3)2+2Ag
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!!!!
 
  • Like
Reactions: NgocHa_0
L

luffy_1998

cái đề bài nghĩa là người ta đưa cho bạn một hỗn hợp rồi bắt bạn chứng tỏ trong đó có Al, Fe, Cu và Ag chứ có bắt bạn phân biệt chất nào ra chất đó đâu
 
Top Bottom